Tiểu Luận Bài học kỳ tố tụng hình sự Kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm và việc hoàn thiện các quy định pháp luật

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. Đặt vấn đề


    Như chúng ta đã biết, trong tố tụng hình sự thì bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp sơ thẩm chỉ có thể bị xét xử lại hoặc xét lại khi có kháng cáo, kháng nghị. Vì vậy mà kháng cáo kháng nghị hợp lệ chính là cơ sở làm phát sinh thủ tục phúc thẩm, đồng thời cũng xác định phạm vi xét xử cũng như quyền hạn của Toà án cấp phúc thẩm, đóng một vai trò quan trọng trong hệ quá trình tố tụng hình sự. Pháp luật hiện hành của Việt Nam đã có những quy định tương đối cụ thể về vấn đề này, bên cạnh đó cũng còn những điều cần phải xem xét và sửa đổi. Trong bài tập của mình, em xin được chọn phân tích đề tài: “Kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm và việc hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này”.

    B. Nội dung


    I. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM:

    ã Định nghĩa:

    Kháng cáo, kháng nghị là quyền của những người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật được đề nghị Toà án cấp trên trực tiếp xét lại bản án và quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.


    1. Đối Tượng Của Kháng Cáo, Kháng Nghị:

    Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là toàn bộ hoặc một phần bản án của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.

    Các quyết định của Toà án cấp sơ thẩm là đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm gồm quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án theo Khoản 2, Điều 239, Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS), quyết định về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh (Khoản 2, Điều 316, BLTTHS). Quyết định của Toà án về việc miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt hoặc rút ngắn thời gian thử thách của án treo có thể là đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm( ).

    So với giám đốc thẩm và tái thẩm thì phúc thẩm là thủ tục thông thường và mở rộng. Do đó, BLTTHS không quy định căn cứ kháng cáo. Tuy nhiên, theo Khoản 2. Điều 233 BLTTHS thì kháng nghị của VKS “phải nêu rõ lý do”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...