Tiểu Luận Bài học kỳ môn hôn nhân và gia đình Việt Nam Vấn đề ly thân trong quy định của pháp luật

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trước khi bước vào cuộc sống vợ chồng, ai cũng mơ ước có một mái ấm gia đình hạnh phúc, ổn định, lâu bền đến trọn đời. Không ai muốn và ít ai nghĩ đến những trục trặc làm tan vỡ cuộc hôn nhân đó. Tuy nhiên, thực tế đời sống hôn nhân gia đình lại thường diễn ra theo một lôgíc không thuận lợi, dễ dàng như người ta hằng mơ tưởng, mà ở đó luôn có sự va chạm về mọi phương diện giữa hai con người "bằng xương, bằng thịt với những giới hạn vốn có của con người bình thường; hay nói cách khác, ở đó cặp vợ chồng mới bước vào đời với tất cả những gì mơ mộng, lãng mạn của "thuở ban đầu trong tình yêu lung linh, ngọt ngào có thể sẽ vấp phải ngay "vị đắng" của "tình yêu sau hôn nhân", sẽ phải đối mặt với những "khuyết tật" của nhau vả cả những khuyết tật" của chính mình, khiến có thể dẫn đến những chỗ "gồ ghề", "lồi lõm" của hạnh phúc, trái với sự mong đợi ban đầu . Và trong những khó khăn, trục trặc muôn thuở đó, chúng ta có thể tìm thấy bóng dáng của hiện tượng ly thân như một trong những vấn đề "nổi cộm" của đời sống gia đình hiện đại. Vợ chồng ly thân không chỉ mang lại những khó khăn gượng gạo cho họ trong cuộc sống, mà con cái cũng chẳng vui vẻ gì. Bằng cách nào đó chúng sẽ nhận ra cách cư xử lạ lùng của cha mẹ dù họ có cố tình giấu giếm. Cùng với số lượng ngày càng gia tăng, ly thân cũng dần trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng giống như ly hôn. Tuy nhiên không giống như ly hôn, bản chất của ly thân chỉ là một hiện tượng xã hội. Việc có quy định hay không quy định ly thân là một chế định trong Luật hôn nhân và gia đình cũng đang gây nhiều tranh cãi nhất định. Sau đây em xin trình bày một số hiểu biết của mình về vấn đề ly thân dưới góc độ pháp lý cũng như dưới góc độ xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...