Báo Cáo Bài học kinh nghiệm trong việc ngầm hóa điện và thông tin trên đường trần hưng đạo (tp.hcm)

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC NGẦM HÓA
    ĐIỆN VÀ THÔNG TIN TRÊN ĐƯỜNG TRẦN HƯNG ĐẠO (TP.HCM)


    A. GIỚI THIỆU


    Công trình hạ tầng kỹ thuật là một phần không thể tách rời trong công cuộc “Công nghiệp và hóa hiện đại hóa” mà Đảng, Nhà Nước và nhân dân ta đang hướng đến. Trong quá trình phát triển đất nước, hiện tượng “mạng nhện” các công trình hạ tầng kỹ thuật trên không đã hình thành gây mất an toàn và mỹ quan đô thị như nhiều bài báo đã đề cập trong các đô thị của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới là hậu quả của việc qui hoạch và quản lý còn bất cập.


    Các văn bản qui định về qui hoạch và quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật đã được Nhà Nước ban hành kịp thời, nhưng ngay lúc này đây, nếu chúng ta thiếu quan tâm đến qui hoạch không gian ngầm, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm không chặt chẽ sẽ dẫn đến “mạng nhện” trong lòng đất như đã từng nằm trên không và sẽ để lại hậu quả cho các thế hệ mai sau.


    Công trình ngầm hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật đường Trần Hưng Đạo (đoạn từ Nguyễn Cư Trinh đến Nguyễn Văn Cừ) do Tổng Công ty Điện lực Tp.HCM làm chủ đầu tư là một trong các công trình đầu tiên xã hội hóa đầu tư, thí điểm ngầm tập trung hệ thống cáp điện và cáp thông tin liên lạc cũng như ứng dụng một số công nghệ mới.


    Bài viết này được trình bày nhằm đưa ra một số vấn đề đúc kết từ các thuận lợi và khó khăn trở ngại trong quá trình đầu tư xây dựng công trình để hội nghị nghiên cứu, thảo luận đề ra những ý kiến đóng góp cho công tác qui hoạch và quản lý không gian ngầm nói chung và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật nói riêng.


    B. QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ NGẦM HÓA
    1. Chủ trương:
    - Ngành điện lực đi trước: bắt đầu từ những năm 1996-2000, ngành điện tp.HCM đã bắt
    đầu tiến hành ngầm hóa các công trình xây dựng mới lưới điện trung thế các tuyến đường chính khu vực nội thành (LR trạm Bến Thành, LR trạm Tao Đàn, LR trạm Sở Thú, );
    - Ngầm hóa chỉnh trang đô thị: Trong những năm 2003-2005, Thành phố bắt đầu xây dựng một số dự án chỉnh trang đô thị, điển hình các tuyến đường Lê Duẩn, Nguyễn Huệ, NKKN;
    - Năm 2005, thực hiện chỉ đạo của Thủ Tướng CP, Thành ủy Tp,HCM, ngành điện bắt đầu xây dựng kế hoạch ngầm hóa chỉnh trang đô thị. Nhưng đến ngày 16/6/2011 mới hiện thực hóa bằng ĐỀ ÁN NGẦM HÓA được UBND/TP thông qua và được ngành điện TP công bố chính thức. Chương trình của đề án tóm tắt như sau:
    + Giai đoạn 2011-2015: tập trung ngầm hóa lưới điện trung, hạ thế cùng với dây thông tin trên các tuyến đường và hẻm đã được xây dựng ổn định theo qui hoạch trên địa bàn của khu vực trung tâm Thành phố (toàn bộ quận 1 và quận 3). Các quận nội thành khác, thực hiện từ 3-5 công trình trọng điểm.

    Đối với lưới điện cao thế 110KV thực hiện ngầm hóa một số tuyến dây xuyên tâm thành phố theo tiêu chí đảm bảo mỹ quan đô thị kết hợp xử lý các điểm vi phạm hành lang an toàn lưới điện, ưu tiên ngầm hóa tại các khu vực trung tâm.
    + Giai đoạn 2016-2020: hoàn tất ngầm hóa lưới điện trung, hạ thế và dây thông tin cho khu vực nội thành Thành phố gồm các quận trung tâm và các quận lân cận (quận 4, 5,6, 7, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình). Đối với các quận, huyện còn lại thực hiện ngầm hóa tại các khu trung tâm hành chính, thương mại.
    Cao thế 110KV, thực hiện ngầm hóa các tuyến dây tại các khu vực các quận nội thành, ưu tiên thực hiện đồng bộ với các dự án xây dựng mới, mở rộng đường.
    + Giai đoạn 2021-2025: cơ bản hoàn tất ngầm hóa lưới điện kết hợp với dây thông tin tại các quận, các trung tâm hành chính huyện, các khu đô thị mới, khu công nghiệp trên phạm vi toàn thành phố.
    2. Chuẩn bị đầu tư ngầm hóa thí điểm đường Trần Hưng Đạo:
    2.1. Sơ lược công tác chuẩn bị thí điểm ngầm hóa trên đường Trần hưng Đạo:


    Chủ đầu tư xây dựng công trình ngầm hóa đường Trần Hưng Đạo (Đoạn từ
    Nguyễn Cư Trinh đến Nguyễn Văn Cừ dài 2.400m) là Tổng Công ty Điện lực Tp.HCM.


    Chương trình ngầm hóa đường Lý Tự Trọng (tiền thân giải pháp ngầm hóa đường Trần Hưng Đạo):
    - Tháng 5/2008 bắt đầu xây dựng phương án, giải pháp ngầm hóa đường Lý Tự Trọng (tiền thân giải pháp thi công đường Trần hưng Đạo);
    - Ngày 13/11/2008 UBND/TP đồng ý chủ trương ngầm hóa đường Lý Tự Trọng (Văn bản số 7042/UBND-CNN). Từ ngày này, phương án, giải pháp ngầm hóa đã được xây dựng và trình bày cho UBND/TP, các sở ngành, địa phương và các đơn vị quản lý lưới điện và thông tin suốt đến tháng 4/2009;


    Do đường Lý Tự Trọng đang trong giai đoạn cấm đào nên ngành điện đã chuyển hướng sang ngầm hóa đường Trần Hưng Đạo. Giải pháp được thừa hưởng của đường Lý Tự Trọng nhưng do nhu cầu sử dụng khác nhau nên phương án ngầm hóa phải được xây dựng lại cho phù hợp với qui mô đường Trần Hưng Đạo:
    - Từ tháng 3-9/2009, Phương án ngầm hóa đường Trần Hưng Đạo được báo cáo cho UBNDTP, các sở ngành, địa phương và các đơn vị quả lý vận hành (3 lần vào tháng 5, 6 và 9);
    - Ngày 31/8/2009 UBND Thành phố có Văn bản số 4450/UBND-CNN V/v chấp thuận phương án xây dựng hào kỹ thuật thực hiện thí điểm ngầm hoá lưới điện và dây thông tin đường Trần Hưng Đạo, quận 1;
    - Ngày 25/9/2009 chính thức thông qua phương án, giải pháp ngầm hóa đường Trần Hưng Đạo.


    Song song đó, từ tháng 4/2009 bắt đầu tiến hành khảo sát lập DAĐT và thiết kế công trình. Đến tháng 9/2009, sau khi thông qua phương án ngầm hóa cũng là lúc chủ đầu tư ra quyết định đầu tư dự án ngầm hóa thí điểm đường Trần Hưng Đạo (đoạn từ Nguyễn Cư Trinh đến Nguyễn Văn Cừ). Thông tin cơ bản của dự án:
    - Dài đơn tuyến: 2x1.250m
    - Mỗi bên đường gồm:
    + 4 tuyến cáp điện trung thế;
    + 3 tuyến cáp điện hạ thế chính;
    + 12 tuyến ống đặt cáp thông tin chính;
    + Khoảng 6 ống dẫn cáp mắc điện và 10 ống dẫn cáp phối thông tin.
    - Tổng mức đầu tư trên 50 tỷ đồng (trong đó phần hào kỹ thuật chiếm 15 tỷ đồng).

    2.2. Một số khó khăn trong việc chuẩn bị đầu tư:
    Mặc dù được sự quan tâm của UBND/TP, sự ủng hộ của một số sở ngành nhưng công tác chuẩn bị đầu tư cũng bị kéo dài trên 1 năm do một số khó khăn chính như sau:
    2.2.1. Quan điểm khác nhau về giải pháp:
    Không thống nhất GIẢI PHÁP ngầm hóa giữa các cơ quan quản lý với đơn vị
    vận hành là nguyên nhân chính dẫn đến kéo dài thời gian chuẩn bị đầu tư của dự án.
    Có 3 ý kiến khác nhau:
    - Ngầm theo giải pháp cổ điển: phần đơn vị vận hành nào thì đơn vị đó ngầm theo khả năng tài chính của từng đơn vị;
    - Xây dựng tuynen tập trung tất cả các công trình ngầm;
    - Và xây dựng mương bê tông đặt tất cả các công trình điện và thông tin.
    Ưu và khuyết điểm của từng giải pháp được tư vấn nghiên cứu và chủ đầu tư trình bày trong rất nhiều buổi hội thảo, báo cáo nhưng do quan điểm, lợi ích của từng cơ quan, đơn vị khác nhau nên dẫn đến kéo dài thời gian.
    2.2.2. Số lượng đơn vị quản lý công trình kỹ thuật quá nhiều:
    Bao gồm điện lực, chiếu sáng và trên 10 đơn vị cáp thông tin liên lạc (điện thoại, truyền hình cáp, internet, cáp an ninh, ). Việc này dẫn đến khó khăn trong các việc phối hợp để:
    - Thống nhất giải pháp
    - Điều tra công trình hiện hữu
    - Xác định công trình ngầm
    - Thống nhất nhu cầu dự phòng
    2.2.3. Nhu cầu dự phòng trong tương lai quá lớn:
    Đối với công trình nổi, việc phát triển thêm dung lượng rất dễ dàng nên gần như các đơn vị vận hành không cần phải dự phòng cho tương lai xa 5-10 năm.
    Tuy nhiên, khi ngầm hóa, việc phát triển không còn đơn giản nữa. Dự phòng cho tương lai của từng đơn vị thực chất cũng chưa xác định được, hơn nữa phụ
    thuộc vào qui hoạch phát triển dân cư, đô thị của khu vực nhưng kế hoạch xây dựng các khu dân cư, đô thị thường chưa chính xác. Vì vậy để đảm bảo an toàn thường mỗi đơn vị đề xuất dự phòng ống (hoặc không gian ngầm) rất cao (có đơn vị chỉ kéo 1 sợi cáp nhưng dự phòng thêm 1 ống). Tính bình quân số lượng dự phòng trên 50%.
    Việc dự phòng cao dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, khó thu hồi vốn đầu tư nên chủ đầu tư khó chấp nhận.
    2.2.4. Thiếu thông tin công trình ngầm:
    Tình trạng hiện nay là công trình của đơn vị nào vện hành thì đơn vị đó quản lý, dẫn đến rất nhiều đơn vị quản lý. Mặt đường, lề đường qua thời gian được tôn tạo nhiều lần dẫn đến công trình ngầm không còn mốc định vị, cao độ thay đổi.
    Vì vậy công trình ngầm hiện nay được điều tra khảo sát khó có độ chính xác
    để thiết kế và thi công.
    2.2.5. Không hiệu quả đầu tư:
    Các công trình nổi hiện nay đang được các đơn vị vận hành khái thác an toàn. Việc đầu tư ngầm hóa chỉ nhằm mục đích chỉnh trang đô thị và thường không nâng hiệu quả kinh doanh của các đơn vị nên không có hiệu quả đầu tư dẫn đến một số đơn vị vận hành thiếu quyết tâm trong việc ngầm hóa.
    2.1.6. Thiếu tiêu chuẩn:
    Tại thời điểm thiết kế công trình, mỗi ngành đều có tiêu chuẩn thiết kế riêng.
    Tuy nhiên, để lắp đặt tất cả các công trình điện và thông tin trong cùng một mương, một hào thì chưa có tiêu chuẩn dẫn đến khó khăn cho đơn vị thiết kế.

    3. Thi công xây dựng:
    3.1 . Sơ lược quá trình thi công: Theo kế hoạch dự kiến thi công trong vòng 4 tháng. Tuy nhiên thực tế thi công 14 tháng
    - Khởi công ngày 07/10/2009, thi công hoàn tất 30/12/2010.
    + Tháng 10/2009 đến 7/2010 thi công hệ thống mương, ống ngầm;
    + Tháng 7/2010 đến 12/2010 thi công kéo cáp điện, thông tin và thu hồi công trình nổi.
    - Một số hình ảnh mô tả quá trình thi công:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...