Tài liệu Bài giảng ngôn ngữ lập trình maple

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀI GIẢNG NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH MAPLE
    LỜI GIỚI THIỆUNgày nay, cùng với những thành tựu tuyệt vời trong lĩnh vực công nghệ thôngtin, người ta đã xây dựng nhiều phần mềm để hỗ trợ cho công tác học tập và nghiêncứu. Một thực tiễn đã được biết từ lâu là những bài toán đặt ra trong thực tiễn thườngkhông được giải quyết bằng những mẹo tính toán thủ công mà phảI dùng đến năng lựctính toán của máy tính điện tử. Phần mềm tính toán ra đờI nhằm đáp ứng yêu cầu củathực tiễn, đưa các tính toán phức tạp (cả phổ thông lẫn cao cấp) trở thành công cụ làmviệc dễ dàng cho mọi người.Toán học là thống nhất nên các phần mềm tính toán cũng có cấu trúc cơ bảngiông nhau. Vì vậy, nếu biết sử dụng phần mềm toán học nào đó thì cũng dễ dàng sửdụng được các phần mềm khác. Phần mềm tính toán Maple đã làm cho việc giải cácbài toán trở nên đơn giản và nhanh chóng góp phần làm tăng hiệu suất làm việc củachúng ta trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy. Maple là phần mềm do một nhómcác nhà khoa học của Canada thuộc trường đại học Waterloo làm ra với mục đích giảiquyết mọi công việc liên quan đến tính toán.Tập tài liệu này chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản, rồi từ đó chúng ta có thểkhám phá ra những khả năng tính toán và biểu diễn vô cùng phong phú của Maple.Điều cần lưu ý là việc sử dụng các phần mềm tính toán hiện đại không đòi hỏi ngườidùng phải có kỹ năng lập trình cao cấp mà chỉ yêu cầu người sử dụng nắm vững cáckiến thức lý thuyết cơ bản.Với Maple ta chỉ cần thực hiện những câu lệnh đơn giảnchứ không phải như lập trình các ngôn ngữ khác trong tính toán. Thông qua hàm tínhtoán trong môi trường Maple, chúng ta rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính để giảiquyết vấn đề cụ thể về toán học. Maple có khả năng tính toán trên số thực lẫn số phức,ngoài các hàm toán học dựng sẵn trong Maple về đủ mọi lĩnh vực: Lượng giác, giảitích, hình học, đại số tuyến tính, lý thuyết số, thống kê, đồ thị, phương trình vi phân vàđạo hàm riêng, Maple cũng cho phép thiết lập thêm các hàm hoặc thủ tục chuyêndụng theo mục đích của người sử dụng.Những yêu cầu tối thiểu khi sử dụng Maple:- Biết sử dụng máy tính (Tắt, mở máy, gỏ vào lệnh)- Biết cách giải các bài toán- Biết tiếng Anh tối thiểu.Yêu cầu về cấu hình máy: Bài giảng này giới thiệu Maple Version 6.0 đòi hỏi máy có dung lượng RAM từ 8MB trở lên, dung lượng đĩa cứng dùng riêng cho nó khoảng 70MB đối v ới các máy chạy trên môi trường Windows và có thể chạy trên môi trường mạng NT, UNIX.
    Bài giảng này được viết dựa trên các sách hướng dẫn sử dụng Maple từ các tài liệu tiếng Anh cũng như tiếng Việt, nhưng chủ yếu được dịch từ phần Help của chính chương trình này. Do đó nếu có gì chưa rõ chúng ta có thể tham khảo phần Help của chương trình (bấm tổ hợp phím ALT + H) để hiểu rõ hơn.

    Mục lục
    CHƯƠNG I : MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CỦA MAPLE
    CHƯƠNG II : CÁC LỆNH TRỰC TIẾP CỦA MAPLE

    CHƯƠNG III : PHƯƠNG TRÌNH - BẤT PHƯƠNG TRÌNH
    HỆ PHƯƠNG TRÌNH - HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH
    CHƯƠNG IV : ĐỒ THỊ TRONG MAPLE

    CHƯƠNG V : GIỚI HẠN - ĐẠO HÀM – TÍCH PHÂN
    CHƯƠNG VI : ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH

    CHƯƠNG VII : PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN VÀ ĐẠO HÀM RIÊNG
    TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...