Tài liệu Bài giảng môn đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHưƠNG MỞ ĐẦU

    ĐỐI TưỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    MÔN ĐưỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

    I. ĐỐI TưỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    1. Đối tượng nghiên cứu

    a. Khái niệm đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

    Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3/2/1930. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.

    Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

    Đường lối cách mạng của Đảng là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam.

    Đường lối cách mạng của Đảng chỉ có giá trị chỉ đạo thực tiễn khi nắm bắt đúng quy luật vận động khách quan.

    Đường lối đúng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng, quyết định vị trí, uy tín của Đảng đối với quốc gia dân tộc.

    Để hoạch định đường lối cách mạng đúng đắn Đảng phải nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bám sát thực tiễn vận động của đất nước và thời đại, tìm tòi nghiên cứu để nắm bắt những quy luật khách quan, chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa giáo điều, chủ quan, duy ý chí.

    b. Đối tượng nghiên cứu môn học

    Đối tượng chủ yếu của môn học là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam - từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.

    Môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.

    2. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Làm rõ sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam - chủ thể hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam.

    - Làm rõ quá trình hình thành, bổ sung và phát triển đường lối cách mạng của Đảng.

    - Làm rõ kết quả thực hiện đường lối cách mạng của Đảng.

    II. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP MÔN HỌC

    1. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được hiểu là con đường, cách thức để nhận thức đúng đắn những nội dung cơ bản của đường lối và hiệu quả tác động của nó trong thực tiễn cách mạng Việt Nam.

    a. Cơ sở phương pháp luận

    Nghiên cứu môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam phải dựa trên thế giới quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng.

    b. Phương pháp nghiên cứu

    - Phương pháp lịch sử

    - Phương pháp lôgic

    - Phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp và diễn dịch, cụ thể hóa và trừu tượng hóa, . thích hợp với từng nội dung của môn học.

    2. Ý nghĩa của việc học tập môn ĐLCMCĐCSVN

    - Môn đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về sự ra đời của Đảng, về quan điểm, đường lối của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đường lối của Đảng trong thời kỳ đổi mới.

    - Học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bồi dưỡng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.

    - Sinh viên có thể vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội .

    Chương I

    SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

    VÀ CưƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG

    I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

    1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

    a. Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó

    Từ cuối thế kỷ thứ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước tư bản đế quốc, bên trong thì tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài thì xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh chống xâm lược diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.

    b. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin

    - Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải lập ra Đảng Cộng sản. Sự ra đời Đảng Cộng sản là một yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống áp bức, bóc lột.

    - Chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam, phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở ViệtNam. Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

    c. Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản

    - Năm 1917, cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi. Mở đầu thời đại mới - “Thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.

    - Đối với các dân tộc thuộc địa, Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức.

    - Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập.

    - Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...