Chuyên Đề Bài giảng Luật so sánh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BAI 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT SO SÁNH

    Có nhiều thuật ngữ
    Luật học so sánh Khái niệm do Bộ giáo dục đặt ra năm 2004 nhằm phân biệt với các ngành luật khác, không có đối tượng điều chỉnh cụ thể à nhằm mục đích nhấn mạnh đây là ngành khoa học pháp lý, chứ không phải nghiên cứu ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật
    Luật so sánh đối chiếu Chỉ là sự phong phú về ngôn ngữ
    So sánh luật Hạn chế do không chỉ so sánh mà còn phải lý giải nguyên nhân của sự khác biệt, là cả 1 ngành khoa học pháp lý

    Luật so sánh : là ngành khoa học pháp lý, nghiên cứu so sánh giữa các hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau nhằm tìm ra điểm tương đồng vàkhác biệt đồng thời lý giải nguồn gốc của sự tương đồng và khác biệt của những hiện tượng pháp lý đó để hướng đến những mục tiêu nhất định như phục vụ cho hoạt động lập pháp hay quá trình hài hòa hóa pháp luật giữa các quốc gia

    Pháp : pháp luật dân sự là hiến pháp trong lĩnh vực tư à hệ thống pháp luật dân sự đóng vai trò rất quan trọng, liên quan mật thiết với pháp luật về lao động, thương mại, hôn nhân gia đình
    Ví dụ Việt nam tiến hành so sánh luật với Pháp và định ra vị trí vai trò của bộ luật dân sự 2005, tách tài phán hành chính ra khỏi tòa án tư pháp, trở thành 1 nhánh tòa độc lập

    I Đối tượng nghiên cứu của luật so sánh
    Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định đối tượng nghiên cứu của luật so sánh.

    Các học giả XHCN chủ trương liệt kê các đối tượng cụ thể : phải là các pháp luật thực định à các chế định luật, các qui phạm pháp luật, các ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc gia
    Các học giả phương Tây cho rằng đối tượng nghiên cứu của luật so sánh rất rộng, bao gồm cả văn hóa pháp lý à chủ trương khái quát hóa các vấn đề thuộc về đối tượng nghiên cứu của luật so sánh.
    Ví dụ Khái niệm ở trang 13 tài liệu Michael Bogdan

    Khác biệt giữa 2 quan điểm
    XHCN liệt kê cụ thể trong khi phương Tây thì khái quát hóa
    Phương Tây cho rằng chính bản thân phương pháp so sánh cũng là đối tượng cho ngành khoa học này nghiên cứu
    Hạn chế
    XHCN : có quan điểm nên liệt kê cụ thể à không ổn do khả năng lạc hậu so với sự phát triển của các quan hệ xã hội
    Ví dụ : Khái niệm văn hóa pháp lý có ý nghĩa, yêu cầu khác nhau trong từng giai đoạn
    Khi mới thành lập : phải đủ các ngành luật điều chỉnh
    Giai đoạn hoàn chỉnh : nội dung điều chỉnh phải đầy đủ
    Giai đoạn hiện nay : khả năng pháp luật đi vào thực tế
    Phương Tây : cho rằng không thể khái quát hóa hết các vấn đề thuộc về đối tượng nghiên cứu của luật so sánh
    Ví dụ : Không có đối tượng nghiên cứu cụ thể nên có thể bị xem là phương pháp, không phải là 1 ngành khoa học pháp lý độc lập à là khía cạnh bị công kích bởi những người không ủng hộ sự tồn tại của ngành khoa học pháp lý này
    Nhưng trong thực tế, luật so sánh đóng vai trò rất quan trọng
    Ví dụ Luật 12 bảng của La mã là kết quả so sánh sự tương đồng, khác biệt với các hệ thống pháp luật của các thành bang cổ đại
    Năm 1896, hiệp hội quốc tế về luật so sánh ra đời nhằm hài hòa hóa pháp luật các nước tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh giao thương hội nhập quốc tế
    Việc nghiên cứu luật so sánh gíup nhận định được khuynh hướng phát triển của pháp luật các nước trên thế giới à hoạch định kế hoạch phát triển của pháp luật của quốc gia, đảm bảo giảm thiểu sự khác biệt với pháp luật các nước

    Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định đối tượng nghiên cứu nhưng giữa các quan điểm vẫn có điểm chung : đối tượng nghiên cứu của luật so sánh đều hướng đến gần như toàn bộ các khía cạnh pháp lý trong hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau và có những đặc điểm sau

    Không có ranh giới cụ thể để xác định đối tượng nghiên cứu của luật so sánh à do quan điểm pháp luật cụ thể của từng quốc gia là khác nhau, do đối tượng nghiên cứu quá rộng lớn
    Ví dụ Tuy cùng trong hệ thống án lệ, Hiến pháp thành văn của Mỹ đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống luật pháp quốc gia, khác hẳn với vai trò của hiến pháp bất thành văn của Anh

    Mang tính chất biến đổi không ngừng, thay đổi theo thời gian
    Ví dụ Khi khối XHCN sụp đổ, Việt nam phải xây dựng lại hệ thống pháp luật, thì mục tiêu hoàn thiện pháp luật, khái niệm văn hóa pháp lý thay đổi theo từng giai đoạn

    Đối tượng nghiên cứu của luật so sánh phải được nghiên cứu dưới cả 2 góc độ lý luận và thực tiễn à do pháp luật mang tính tĩnh trong khi các quan hệ xã hội mang tính động
    Ví dụ Pháp luật châu Âu lục địa coi trọng hình thức qui phạm pháp luật, nghiêm cấm án lệ, nhưng các thẩm phán Pháp đã phải vận dụng hết sức linh hoạt trong thực tế thì bộ luật dân sự 1804 mới tránh được tình trạng chỉ có hiệu lực trong lý thuyết
    Ví dụ Tuy trong hệ thống án lệ, pháp luật Anh vẫn chấp nhận các cam kết quốc tế có giá trị pháp lý cao hơn án lệ. Để thay đổi án lệ, nghị viện Anh phải ban hành văn bản phủ quyết à nếu có mâu thuẫn thì pháp luật thành văn có giá trị cao hơn án lệ
    Ví dụ Mỹ có số lượng pháp luật thành văn rất lớn nhưng số lượng án lệ ít hơn rất nhiều so với hệ thống pháp luật Anh

    II Phương pháp nghiên cứu
    Có 2 nhóm phương pháp
    1 Phương pháp chung
    Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê

    2 Phương pháp đặc thù
    A Phương pháp so sánh lịch sử : sử dụng những điểm tương đồng và khác biệt của những điều kiện về kinh tế chính trị văn hóa xã hội vv ở những thời điểm lịch sử cụ thể của các quốc gia để làm cơ sở cho việc giải quyết nguồn gốc của sự tương đồng và khác biệt của những vấn đề thuộc về bản chất pháp luật của các quốc gia
    Ví dụ Nghị quyết 49 về cải cách tư pháp của Bộ chính trị : đề án về thừa nhận án lệ trong hệ thống pháp luật Việt nam à cần phải tiến hành nghiên cứu án lệ, pháp luật thành văn của Anh, Pháp ( chịu ảnh hưởng của pháp luật La mã, đã pháp điển hóa và phổ biến rộng rãi cho các quốc gia châu Âu lục địa ), trả lời câu hỏi về ảnh hưởng của những điểm tương đồng và khác biệt về các điều kiện kinh tế chính trị xã hội để xây dựng cơ sở cho việc thừa nhận án lệ tại Việt nam
    Anh : có vị trí địa lý cách biệt với châu Âu lục địa, có nền kinh tế tự cung tự cấp, trình độ dân trí còn thấp, sự bảo thủ à La mã buộc phải cho sử dụng tập quán của từng vùng. Án lệ được hình thành trong thực tế xét xử. Sau này, thông luật (common law) ra đời
    Pháp : pháp luật La mã phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của châu Âu lục địa, pháp luật đi ra từ các trường tổng hợp, cần có cuộc cách mạng tư sản để thay thế cho hệ thống pháp luật phong kiến cũ
    è Phù hợp cho việc nghiên cứu các vấn đề khác biệt thuộc về bản chất, đặc trưng của các nước
    Ví dụ Hà lan phân biệt luật công và luật tư, cho phép hôn nhân đồng tính
    Chú ý Nội dung pháp luật thực định do các yếu tố giai cấp, xã hội của quốc gia quyết định

    B Phương pháp so sánh quy phạm (văn bản)
    Sử dụng quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật của nước này để so sánh với quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật của nước khác
    à Rất phức tạp do nội hàm của các thuật ngữ pháp lý là khác nhau trong các hệ thống pháp luật khác nhau
    Ví dụ Dịch quyền của Việt nam khác với Pháp
    Ví dụ Việt nam (Ủy quyền) nhân danh người ủy quyền
    Chế định Trust (Ủy quyền, ủy thác) của Anh
    è Phù hợp cho việc nghiên cứu ở tầm vi mô, cụ thể, qui mô nhỏ hẹp. Nhưng cần phải đảm bảo sự tương đồng về nội hàm giữa các hệ thống pháp luật và phải hiểu theo nghĩa rộng à Phải đảm bảo so sánh tính : khả năng có thể so sánh giữa các đối tượng
    Ví dụ Có thể so sánh cấu trúc của bộ luật hình sự Việt nam với bộ luật dân sự của Pháp. Nhưng không thể so sánh qui phạm pháp luật về hành vi lái xe quá tốc độ : Pháp luật Pháp cho là thường tội hình sự trong khi pháp luật Việt nam chỉ cho là vi phạm hành chính

    C Phương pháp so sánh chức năng
    Thực hiện so sánh dựa trên chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội của các hiện tượng pháp lý, từ đó xác định các nguyên tắc pháp lý được sử dụng trực tiếp hay gián tiếp để điều chỉnh đối với các quan hệ xã hội đó đồng thời xác định những yếu tố về kinh tế, chính trị văn hóa xã hội đã tác động đến các giải pháp pháp lý đó như thế nào qua đó làm cơ sở cho việc lý giải nguồn gốc của sự tương đồng và khác biệt
    Ví dụ Khi so sánh qui định về trợ cấp xã hội của Việt nam (rải rác trong nhiều văn bản, bao gồm cả tác động trực tiếp và gián tiếp : miễn giảm học phí, học bổng) và Thụy điển ( trợ cấp trực tiếp ) à phải tập hợp các văn bản khác nhau, nghiên cứu các điều kiện kinh tế xã hội, các nguyên tắc pháp lý để lý giải cho sự tương đồng và khác biệt : là cả 1 công trình nghiên cứu
    è Phương pháp này thích hợp với việc so sánh ở tầm vĩ mô, rộng lớn. Nhưng phải đảm bảo yếu tố thời gian (kéo dài), chi phí, trình độ của người nghiên cứu (phải có kiến thức về pháp luật lẫn kinh tế, văn hóa, địa lý)

    Đây là các phương pháp đặc thù của luật so sánh (cần hiểu theo nghĩa rộng: được sử dụng phổ biến trong ngành khoa học này, nhưng cũng có thể được áp dụng trong các ngành khoa học khác, chỉ độc lập, khác nhau về mục đích nghiên cứu)
    Ví dụ Lịch sử nhà nước pháp luật cũng sử dụng phương pháp so sánh, cũng có cùng đối tượng nghiên cứu, nhưng lại có mục đích khác
    Nhận định sai Luật so sánh được xếp vào ngành khoa học nghiên cứu các vấn đề chung nhất do có cùng mục đích nghiên cứu
    Bắt nguồn từ nhóm các quan hệ xã hội à gần giống như các bước để thực hiện công trình so sánh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...