Tài liệu Bài giảng kinh tế chính trị

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

    Chương 1:

    ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, CHỨC NĂNG

    CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN


    I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

    Với tư cách là môn khoa học độc lập, kinh tế chính trị ra đời vào thời kỳ hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

    Thuật ngữ KTCT lần đầu tiên được nhà kinh tế người Pháp Môngcơrêchiên sử dụng để đặt tên cho môn khoa học này trong tác phẩm Chuyên luận về kinh tế chính trị xuất bản năm 1615 tại pháp

    Lịch sử hình thành và phát triển của KTCT cho thấy những nhận thức khác

    nhau về đối tượng về KTCT.

    1. Chủ nghĩa trọng thương

    Là hình thái đầu tiên của hệ tư tưởng tư sản trong lĩnh vực KTCT xuất hiện từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII.

    Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa trọng thương là lĩnh vữc lưu thông; lấy tiền là nội dung căn bản của của cải, là tài sản thật sự của một quốc gia. Chủ nghĩa trọng thương coi trọng chủ yếu là thương nghiệp vì vậy họ chưa đi sâu nghiên những lĩnh vực khác, vì vậy khi sự phát triển cao hơn của chủ nghĩa tư bản đã dần dần làm cho luận điểm của chủ nghĩa trọng thương trở lên lỗi thời nhường cho học thuyết kinh tế mới.

    2. Chủ nghĩa trọng nông.

    Do những hạn chế của tư tưởng trọng thương vào giữa thế kỷ XVIII một trường phái tư tưởng mới xuất hiện (chủ yếu ở Pháp) đó là chủ nghĩa trọng nông

    Chủ nghĩa trọng nông đã chuyển đổi đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất tìm nguồn gốc của của cải và giàu có của xã hội từ lĩnh vực sản xuất (lĩnh vực sản xuất nông nghiệp). Coi sản phẩm thặng dư là phần chênh lệch giữa tổng sản phẩm và chi phí sản xuất, còn lưu thông và trao đổi không tạo ra giá trị.

    Tuy nhiên, chủ nghĩa trọng nông còn nhiều hạn chế, chỉ coi nông nghiệp là ngành sản xuất duy nhất, chưa thấy được vai trò quan trọng của công nghiệp, chưa thấy được mối quan hệ thống nhất giữa sản xuất và lưu thông.



    3. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển

    - KTCT cổ điển ở Anh mà đại biểu là: Uyliam Pétti, Ađam Xmít, Đavít Ricácđô.

    Các nhà KTCT tư sản cổ điển đã chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, (nhưng khác với tư tưởng trọng nông chủ yếu nghiên cứu ở lĩnh vực nông nghiệp). Họ cho rằng: lao động làm thuê của những người nghèo là nguồn gốc làm giàu vô tận cho những người giàu. Đặc biệt Ricácđô đã nhận rõ: Lợi nhuận bắt nguồn từ lao động không được trả công.

    Đây là lần đầu tiên các nhà KTCT tư sản cổ điển đã áp dụng phương pháp trứu tượng hóa khoa học để nghiên cứu KTCT

    Tuy nhiên họ có những hạn chế nhất định coi quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản là quy luật tự nhiên tuyệt đối vĩnh viễn

    KT học hiện đại ở các nước tư bản: lại tách chính trị khỏi kinh tế, biến KT học chính trị thành kinh tế học đơn thuần, che đậy quan hệ sản xuất và muân thuẫn giai cấp.

    4. Kinh tế chính trị Mác - Lênin: (xem ở mục 2 phần II)

    KTCT Mác - Lênin do Mác và Ăghen sáng lập là sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng, dựa vào phép biện chứng duy vật và đứng trên lập trường của giai cấp công nhân để xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế của xã hội tư bản
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...