Tài liệu Bài giảng kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: KHÔNG KHÍ VÀ MÔI TRƯỜNG.
    I - KHÁI NIỆM CHUNG:
    MÔI TRƯỜNG : là tập hợp tất cả các thành phần vật chất bao quanh sự vật có khả
    năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật, vật thể hay sự kiện.
    Môi trường sống của con người là tổng hợp các yếu tố vật lý hóa học, kinh tế, xã
    hội bao quanh có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của từng cá nhân và của từng cộng
    đồng. Môi trường sống của loài người là tất cả những gì có và đang diễn ra trong vũ trụ và
    thái dương hệ.
    Môi trường sống của con người được chia theo mục đích và nội dung nghiên cứu
    thành:
    -Môi trường thiên nhiên: bao gồm các yếu tố thiên nhiên như: vật lý, hóa học
    (được gọi chung là môi trường vật lý) và sinh học tồn tại khách quan, ít chịu sự chi phối
    của con người.
    -Môi trường xã hội: gồm các mối quan hệ tương tác giữa con người và con người.
    -Môi trường nhân tạo: gồm các yếu tố vật lý, hóa học, xã hội do con người tạo ra
    và chịu sự chi phối của con người.
    Các thành phần của môi trường luôn tồn tại ở dạng vận động, chuyển hóa trong tự
    nhiên, diễn ra theo chu trình và thường ở dạng cân bằng. Sự cân bằng này đã đảm bảo cho
    sự sống phát triển ổn định. Khi bị mất cân bằng do xảy ra các sự cố ,môi trường sống sẽ
    vận động và tạo lập sự cân bằng mới.Điều đó sẽ tác động tới con người và sinh vật ở phạm
    vi toàn cầu hay từng khu vực.
    Trong môi trường thiên nhiên, trái đất là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất
    tới con người. Về mặt vật lý trái đất được phân chia thành:
    -Môi trường đất (Thạch quyển) bao gồm lớp đất sâu chừng 60  80 km trên lục địa
    và 2  8 km trên đáy đại dương. Thành phần hóa học và tính chất vật lý của nó tương đối
    ổn định và có ảnh hưởng lớn đến sự sống.
    -Môi trường nước (Thủy quyển) là phần nước của vỏ trái đất bao gồm biển - hồ -
    sông - suối - nước ngầm và băng tuyết.
    -Khí quyển (môi trường khí) là lớp không khí trên bề mặt trái đất.
    SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG là các tai biến hay rủi ro do biến đổi bất thường của thiên
    nhiên hay do quá trình hoạt động của con người làm suy thoái môi trường nghiêm trọng.
    Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG là sụ biến đối môi trường theo hướng bất lợi cho cuộc
    sống của con người và hệ sinh quyển. Mà sự ô nhiễm đó chính do hoạt động của con
    người gây ra với quy mô, phương thức và mức độ khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp tác
    động làm thay đổi mô hình, thành phần hóa học, tính chất vật lý và sinh học của môi
    trường.
    Bụi: là tổng các phần tử chất rắn khuếch tán trong không khí do bị cuốn vào, bị
    tung vào ( ví dụ như do mài, đổ đất cát )
    Tùy theo bản chất hóa học và kích thước mà hạt bụi có thể tồn tại lâu trong không
    khí hay bị hắt ra khỏi dòng không khí. Thông thường, các hạt bụi có kích thước  10 m
    khuếch tán trong không khí theo chuyển động Brao hay lắng với vận tốc đều xuống đất
    nên được gọi là bụi bay, bụi lơ lửng những hạt có kích thước > 10 m lắng có gia tốc
    trong không khí nên còn gọi là bụi lắng.
    Những hạt bụi cực nhỏ bắt nguồn từ sự ngưng kết hơi vật liệu hay bay lên từ các
    phán ửng hóa học còn được gọi là fumes (mù).
    -SƯƠNG: là tổng hợp các giọt chất lỏng phân tán trong không khí khi ngưng hơi
    chất lỏng hay chất lỏng bị phun, bị cuốn vào không khí.
    -KHÓI: bao gồm các hạt vô cùng nhỏ cácbon hay mồ hóng, hình thành do quá
    trình cháy không hết nhiên liệu như dầu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...