Tài liệu Bài giảng Khoa học giao tiếp

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Học phần: Khoa học giao tiếp
    2. Số đơn vị học trình: 03
    3. Trình độ: Sinh viên Cao đẳng công tác xã hội
    Lên lớp: 45 tiết, trong đó:
    Lý thuyết: 30 tiết
    Thực hành: 15 tiết.
    5. Điều kiện tiên quyết:

    Sinh viên phải có đủ giáo trình
    Đã học xong các học phần Tâm lý học đại cương, TLHXH, TLH phát triển.
    6. Mục tiêu học phần:
    6.1. Về kiến thức:
    Trang bị cho học sinh ( HS ) những kiến thức cơ bản nhất về khoa học giao tiếp và ứng xử theo truyền thống dân tộc và theo thông lệ quốc tế, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay.
    6.2. Về kỹ năng:
    Hình thành cho HS các kỹ năng cơ bản sau đây:
    + Kỹ năng phân tích, đánh giá các quan hệ giao tiếp một cách hợp lý, trên cơ sở đó HS có thể hoàn thiện hoạt động giao tiếp của mình.
    + Kỹ năng sử dụng tối ưu các phương tiện giao tiếp, bao gồm phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ khác.
    + Kỹ năng thiết lập, phát triển, củng cố các mối quan hệ cần thiết trong cuộc sống và trong hoạt động công tác xã hội trong tương lai.
    + Kỹ năng vận dụng kiến thức của môn học vào quá trình công tác hoạt động xã hội một cách hiệu quả.
    6.3. Về thái độ:
    Giúp HS thấy được tầm quan trọng của việc trở thành một người giao tiếp giỏi. Trên cơ sở đó, hình thành cho các em thái độ đúng đắn đối với môn học cũng như đối với việc rèn luyện các phẩm chất giao tiếp nghề nghiệp của một người hoạt động các công tác xã hội.
    7. Phương pháp nghiên cứu môn học
    7.1. Phương pháp duy vật biện chứng
    Phương pháp này đòi hỏi chúng ta hai vấn đề khi phân tích, lý giải một hành vi giao tiếp cụ thể:
    - Phải dựa trên các quan hệ xã hội, hoạt động xã hội, quan hệ kinh tế quyết định hành vi giao tiếp.
    - Phải đặt các hành vi giao tiếp trong mối quan hệ chặt chẽ, trong sự ảnh hưởng tác động qua lại với các yếu tố đó mới có thể lý giải nó một cách chính xác và đầy đủ.
    7.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
    Hiện nay giáo trình chính thức về Khoa học giao tiếp không có tại trường ĐH Quảng Nam nhưng tài liệu về giao tiếp cũng có một số quyển sách tại thư viện ( GV sẽ giới thiệu ).
    Trên cơ sở tiếp thu và nghiên cứu bài giảng của giảng viên, HS cần sưu tầm và tham khảo thêm các tài liệu khác để hoàn thiện hơn nữa vốn hiểu biết của mình.
    7.3. Phương pháp quan sát
    Khoa học giao tiếp là một môn học về cuộc sống đời thường đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ xung quanh chúng ta, về quan hệ người - người, về ứng xử giữa con người với con người. Chính vì thế học tập môn học này không phải học tập trong sách vở mà còn phải học tập trong cuộc sống trong các hoạt động xã hội rất nhiều.
    8. Phương pháp dạy học
    Để thiết kế quy trình thực hiện việc dạy học trên lớp theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho HS thì phương pháp dạy học của giáo viên phải có một sự thay đổi cần thiết.
    Chúng tôi có thể đưa ra một một quy trình thiết kế việc dạy học trên lớp ( về măt phương pháp ) và so với cách thiết kế bài giảng mà chúng ta vẫn hay làm để có thể giúp SV tự học tốt ở trên lớp như sau:


    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Phương pháp
    [/TD]
    [TD]Nội dung hoạt động
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Diễn giảng nêu vấn đề
    [/TD]
    [TD]- Tạo ra tình huống có vấn đề.
    - Thầy và trò cùng giải quyết vấn đề bằng cách:
    ▪ Đặt câu hỏi để các em suy nghĩ và trả lời.
    ▪ Thuyết trình
    ▪ Đặt vấn đề để các em trao đổi, thảo luận, tìm cách giải quyết vấn đề.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Tự đọc
    [/TD]
    [TD]- HS đọc giáo trình, tài liệu
    - Viết tóm tắt, lập sơ đồ, biểu bảng
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Thảo luận nhóm
    [/TD]
    [TD]- HS chia thành nhiều nhóm nhỏ để thảo luận một vấn đề do giáo viên nêu lên.
    - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
    - Thầy giáo tổng kết.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4. Phương pháp trực quan
    [/TD]
    [TD]- Xem các phương tiện trực quan
    - Thảo luận
    - Thầy giáo tổng kết
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5. Làm bài tập thực hành
    [/TD]
    [TD]- Làm bài tập thực hành
    - Thảo luận, kết luận
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6. Tổ chức cho HS thuyết trình, báo cáo
    [/TD]
    [TD]- HS báo cáo một vấn đề đã được chuẩn bị trước.
    - Cả lớp nghe, trao đổi thảo luận
    - Thầy giáo tổng kết.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]7. Xemine
    [/TD]
    [TD]- Cả lớp chuẩn bị
    - Một hoặc hai em báo cáo.
    - Cả lớp thảo luận
    - Thầy giáo tổng kết
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    9. Cấu trúc chương trình
    Học phần này gồm 5 chương:
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Chương
    [/TD]
    [TD]Tên chương
    [/TD]
    [TD=colspan: 3]Số tiết
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Lý thuyết
    [/TD]
    [TD]Thực hành
    [/TD]
    [TD]Tổng cộng
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1
    [/TD]
    [TD]Nhập môn khoa học giao tiếp
    [/TD]
    [TD]4
    [/TD]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]6
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]Cấu trúc giao tiếp
    [/TD]
    [TD]7
    [/TD]
    [TD]3
    [/TD]
    [TD]10
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3
    [/TD]
    [TD]Các phương tiện giao tiếp
    [/TD]
    [TD]4
    [/TD]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]6
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4
    [/TD]
    [TD]Phong cách giao tiếp
    [/TD]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [TD]3
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5
    [/TD]
    [TD]Các kỹ năng giao tiếp cơ bản trong công tác xã hội
    [/TD]
    [TD]13
    [/TD]
    [TD]7
    [/TD]
    [TD]20
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TC
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]30
    [/TD]
    [TD]15
    [/TD]
    [TD]45
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    10. Tài liệu tham khảo
    - Ngô Công Hoàn – Hoàng Oanh ( 2000 ), Giao tiếp sư phạm, NXB Giáo dục Hà Nội.
    - Lê Thị Bừng ( 2000 ), Tâm lý học ứng xử, NXN Giáo dục Hà Nội.
    - Vũ Dũng ( 1995 ), Tâm lý học xã hội với quản lý, NXB chính trị Quốc gia.
    - Thái Trí Dũng ( 1997 ), Nghệ thuật giao tiếp và thương lượng trong quản trị và kinh doanh, NXB Thống kê.
    - Chu Văn Đức ( 2007), Kỹ năng giao tiếp, NXB Hà Nội.
    - Dương Văn Khảm, Nguyễn Hữu Thời, Trần Hoàn ( 2000 ), Nghiệp vụ thư ký văn phòng, NXB chính trị Quốc gia.
    - Nguyễn Hiến Lê ( 2001 ), Bảy bước đến thành công, NXB Văn hoá thông tin Thành phố Hồ chí Minh.
    - Nguyễn Văn Lê ( 1999 ), Nhập môn khoa học giao tiếp, NXBGD Hà Nội.
    11. Tiêu chuẩn đánh giá SV:
    - Chuyên cần, tính tích cực của SV trong học tập.
    - Thảo luận
    - Thực hành
    - Kiểm tra, thi học kỳ.
    12. Thang điểm: 10
    13. Nội dung chi tiết học phần:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...