Tài liệu Bài giảng Hệ thống canh tác

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ THỐNG VÀ HỆ THỐNG CANH TÁC

    .1 Vị trí, vai trò của môn hệ thống canh tác trong phát triển nông nghiệp Việt Nam

    .1.1 Bối cảnh sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

    Giai đoạn 1975 – 1985:

    Sau thống nhất đất nước, chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ theo học thuyết phát triển kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin, nông dân phải làm ăn theo phương thức tập thể với sự ra đời hàng loạt tập đoàn sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp. Mục tiêu của sản xuất là tự túc lương thực và cố gắng xóa bỏ tầng lớp bóc lột trong nông thôn, thông qua bình quân ruộng đất rồi tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Phương án sản xuất được xây dựng dựa theo kế hoạch phát triển kinh tế tập trung có sự chỉ đạo từ cấp trên giao xuống. Khái niêm về nông dân cá thể không được công nhận lúc bấy giờ. Theo chiến lược này, sản xuất lúa có tăng nhưng không theo kịp đà tăng dân số (khoảng 2,3% mỗi năm). Thêm vào đó, vai trò chủ đạo của nông dân không còn, nông dân tiên tiến không còn phát huy được khả năng của mình.

    Giai đoạn 1986 đến nay:

    Qua thực tiễn quan hệ sản xuất lúc bấy giờ bộc lộ yếu kém, nền kinh tế trì trệ. Nhận thức được vấn đề này, từ Đại hội ĐSC Việt Nam lần thứ VI năm 1986, Đảng và Chính phủ bắt đầu có những thay đổi về chính sách quản lý nông nghiệp. Nghị quyết 10 về khoán hộ, giao quyền sử dụng đất lâu dài, kinh tế nhiều thành phần, công nhận vai trò của nông dân cá thể, cho vay tín dụng, chính sách thị trường hóa mua bán nông sản phẩm vật tư nông nghiệp, chính sách giá cả, chính sách xuất khẩu . cùng các yếu tố khác như nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng các công trình thủy lợi giúp tăng diện tích tưới tiêu chủ động, khai hoang phục hóa các diện tích đất chưa sử dụng đưa vào canh tác. Chính các yếu tố này, nhất là việc thay đổi nhanh chóng và cơ bản về các chính sách nông nghiệp phù hợp đã giúp Việt Nam tăng nhanh sản lượng lương thực, nhất là lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, thậm chí bắt đầu xuất khẩu gạo từ năm 1989 với số lượng hơn 1,6 triệu tấn. Giải quyết cơ bản được bài toán lương thực tồn tại từ nhiều năm trước đó và trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu một số mặt hàng nông sản. Thành tựu này đã làm kinh ngạc và thay đổi suy nghĩ, cách nhìn về Việt Nam của cả thế giới.

    Tuy có nhiều thành tự trong nông nghiệp nhưng đến nay vẫn có khoảng 70-80% dân số Việt Nam sống nhờ vào cây lúa. Ở Miền Bắc, hướng nghiên cứu chú trọng cho nông dân sản xuất lúa phải chống chịu tốt với điều kiện khắc nghiệt của môi trường như nhiệt độ thấp, hạn và bão, diện tích canh tác thấp. Sản xuất lương thực ở Tây Nguyên và Duyên hải Trung bộ cũng thường gặp trở ngại lớn về nước tưới và các đầu tư khác. Cố gắng để mở rộng sản xuất lúa ở những vùng này thường đi đôi với các tác hại môi trường như tàn phá rừng, tồn dư các loại hóa chất và thuốc trừ sâu, suy thoái nguồn tài nguyên nước, đất bị xóa mòn và suy kiệt Ở vùng đồng gằng sông Cửu Long, điều kiện sản xuất có thuận lợi hơn. Nhưng độc canh cây lúa của nông dân ở đồng gằng sông Cửu Long chỉ không đói chứ không giàu. Nông dân ở Miền Băc và Miền Trung độc canh cây lúa có xu hướng nghèo đi, những nông dân biết đa dạng hóa trong sản xuất thì có thu nhập khá hơn.

    .1.2 Vị trí, vai trò của môn hệ thống canh tác trong phát triển nông nghiệp Việt Nam

    Hệ thống canh tác thích hợp là một trong những yếu tố quan trọng để nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện hệ thống nông nghiệp hiện đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Việc nghiên cứu hệ thống canh tác hợp lý cho từng vùng sản xuất nông nghiệp đã có vai trò tích cực trong việc tận dụng hợp lý các nguồn lực tự nhiên, khí hậu, đất đai, cây trồng và các nguồn lực kinh tế xã hội: lao động, vật tư, kỹ thuật, tập quán sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, giúp nông dân tăng sản lượng nông nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và kinh tế hộ gia đình.

    Chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam theo quan điểm mới, đặt vấn đề nâng cao thu nhập ở nông thôn bằng cách sử dụng đất đai có hiệu quả theo lợi thế so sánh tương đối từng vùng sinh thái. Nông nghiệp phải được đa dạng hóa để vừa thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước vừa đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

    Mỗi vùng sinh thái nông nghiệp ở nước ta có những đặc điểm về điều kiện sinh thái khác nhau và thích hợp với những hệ thống sản xuất, cây trồng vật nuôi khác nhau. Mỗi vùng có thể chia thành những tiểu vùng nhỏ.

    Chính sách mới của nước ta hiện nay đã chấp nhận đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp và chiến lược phát triển nông nghiệp của Việt Nam là đặt trọng tâm vào phát triển nông thôn, nâng cao thu nhập nông hộ và nông thôn, bằng cách sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên tùy theo lợi thế tương đối của từng vùng sinh thái trên cơ sở phát triển bền vững. Nông nghiệp phải được đa dạng hóa để vừa thoả mãn nhu cầu trong nước vừa đáp ứng được thị trường xuất khẩu.

    Như vậy, nghiên cứu hệ thống canh tác thích hợp cho từng vùng và tiểu vùng sinh thái là cách tối ưu hóa việc sử dụng các tài nguyên đất, nước và lao động để mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường được bền vững. Việc nghiên cứu này không thực hiện theo kiểu đơn ngành mà đòi hỏi phải nghiên cứu liên ngành – đa ngành dựa trên quan điểm hệ thống.

    Môn học hệ thống canh tác sẽ trang bị phương pháp nghiên cứu theo quan điểm liên ngành, phân tích nông hộ trong mối quan hệ vận động để thiết kế hệ thống canh tác bền vững, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, vừa tính đến hiệu quả xã hội và môi trường nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp sinh thái bền vững trong xu thế hội nhập toàn cầu.

    .2 Hệ thống và một số khái niệm cơ bản
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...