Báo Cáo Bài giảng Giáo dục - Truyền thông môi trường

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định nghĩa GDMT.
    Hội nghị quốc tế về GDMT trong Chương trình đào tạo của trường học do IUCN/UNESCO tổ chức tại Nevada (Mỹ) năm 1970 đã thông qua định nghĩa về GDMT như sau:
    “GDMT là quá trình nhận ra các giá trị và làm rõ khái niệm để xây dựng những kỹ năng và thái độ cần thiết, giúp hiểu biết và đánh giá đúng mối tương quan giữa con người với nền văn hóa và môi trường vật lý xung quanh. GDMT cũng tạo cơ hội cho việc thực hành để ra quyết định và tự hình thành quy tắc ứng xử trước những vấn đề liên quan đến chất lượng môi trường” (IUCN, 1970).
    Định nghĩa này cho thấy GDMT đã được xem xét ở góc độ mang tính hợp lý và gắn kết với phát triển. Vào thời điểm định nghĩa này được phát biểu, người ta thường chỉ xem xét môi trường và các vấn đề về môi ttrường ở khía cạnh lý sinh.
    Thuật ngữ “GDMT” cũng đã được sử dụng trong Hội nghị toàn cầu lần thứ nhất về Môi trường nhân văn tại Stokholm năm 1972, nhưng chỉ đến Hội nghị ở Belgrade, GDMT mới được định nghĩa trên quy mô toàn cầu. Kể từ đó, cộng đồng quốc tế thừa nhận định nghĩa về GDMT là “quá trình nhằm phát triển một cộng đồng dân cư có nhận thức rõ ràng và quan tâm đến môi trường cũng như các vấn đề liên quan, có kiến thức, kỹ năng, động cơ và sẵn sàng làm việc độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề hiện tại và phòng chống các vấn đề có thể nảy sinh trong tương lai”.
    Từ đó đến nay, ý nghĩa và khái niệm GDMT đã có nhiều thay đổi. Ban đầu, nội dung của GDMT rất hạn chế, chỉ tập trung vào dạy và học các vấn đề môi trường địa phương, kể cả môi trường tự nhiên và nhân tạo. Nội dung giáo dục cũng chỉ tập trung vào những mặt sinh học và địa lý khi nghiên cứu môi trường.
    Hội nghị Liên chính phủ lần thứ nhất về GDMT tại Tbilisi (Liên Xô cũ) năm 1977 đã kêu gọi đại biểu đưa ra một cách tiếp cận mới mang tính toàn diện và liên ngành hơn. Tại hội nghị này, cộng đồng quốc tế đã khẳng định và nhất trí với định nghĩa về GDMT ở trên, đồng thời nhất trí về các mục tiêu của GDMT như hiện nay.
    Những khuynh hướng mới trong GDMT thừa nhận rằng các hành vi môi trường không chỉ bị ảnh hưởng bởi kiến thức mà còn bị chi phối bởi cách nhìn nhận về giá trị môi trường, phương án lựa chọn, kỹ năng và những nhân tố thúc đẩy khác. GDMT hiện đại, như định nghĩa của Hiệp hội GDMT Bắc Mỹ năm 1993 là “một quá trình giúp người học tiếp thu kiến thức, kỹ năng và những kinh nghiệm môi trường tích cực để có thể phân tích vấn đề, đánh giá lợi ích và rủi ro, đưa ra những quyết định được thông tin đầy đủ, và thực hiện những hành động có trách nhiệm nhằm đạt được và duy trì chất lượng môi trường”.
    Khi cách nhìn nhận về môi trường thay đổi, kỳ vọng về thành tựu của giáo dục cũng thay đổi. Nhiều câu hỏi cũng đã được đặt ra đối với giáo dục như:
    *. Trường học phải làm gì để chuẩn bị cho những người trẻ tuổi, giúp họ được thông tin đầy đủ và có thể tham gia một cách hiệu quả vào cộng đồng xã hội trên toàn thế giới?
    *. Làm thế nào để giáo viên có thể giúp đỡ tốt nhất cho việc xây dựng sự hiểu biết chung trên quy mô toàn cầu cho những người sẽ trưởng thành vào thế kỷ XXI, một viễn cảnh lý thú nhưng cũng nhiều thách thức?
    *. Học sinh cần có những kỹ năng, khả năng và hiểu biết sâu sắc gì để có thể hiểu được ý nghĩa của những thay đổi nhanh chóng ở bản thân, đương đầu và xử lý với tốc độ thay đổi ngày càng tăng đó?
    *. Làm thế nào đưa những cách nhìn nhận chung trên toàn cầu vào chương trình học trong nhà trường?
    *. Lớp học cần như thế nào xét về phương pháp dạy và học, không khí dạy/học và các mối quan hệ trong lớp học?
    *. Làm thế nào để giúp những người trưởng thành thay đổi hành vi, thái độ và chấp nhận những lối sống bền vững hơn?
    *. Có thể làm gì ở tất cả các cấp để giải quyết khủng hoảng môi trường?
    Trong quá trình tìm kếm câu trả lời cho các câu hỏi này, nhiều khái niệm mới liên quan đến giáo dục đã được phát triển như: GDMT, giáo dục phát triển, giáo dục nhân cách, giáo dục nhân quyền, giáo dục hòa bình và giáo dục để phát triển bền vững. Trừ khái niệm GDMT và giáo dục để phát triển bền vững, những khái niệm “giáo dục” khác có rất ít điểm chung và chỉ tập trung vào một lĩnh vực hẹp, cụ thể. Những người làm GDMT nhận thấy khi trọng tâm giáo dục được mở rộng, các khái niệm cơ bản như phát triển, môi trường, nhân quyền, hòa bình sẽ bổ sung cho nhau.
    Ý tưởng về mở rộng trọng tâm của từng lĩnh vực ngày càng được quan tâm hơn. Điều này thể hiện bằng việc chuyển hướng từ một quan điểm có tính chia tách thực tế thành một quan điểm chấp nhận gắn kết tất cả những lĩnh vực này lại với nhau. Như vậy, ý nghĩa và trọng tâm của GDMT đã được mở rộng rất nhiều khi mục tiêu chính của GDMT là hướng tới phát triển bền vững.
    Với quan điểm và cách nhìn như vậy, một định nghĩa tương đối mới về GDMT được đưa ra là: “GDMT là một quá trình phát triển những tình huống dạy / học hiệu quả giúp người dạy và người học tham gia giải quyết những vấn đề môi trường liên quan, đồng thời tìm ra một lối sống có trách nhiệm và được thông tin đầy đủ” (Jonathon Wigley, 2000).
    Điều quan trọng là tất cả những định nghĩa khác nhau này đều có một số điểm cơ bản chung sau:
    *. GDMT là một quá trình diễn ra trong một khoảng thời gian ở nhiều địa điểm khác nhau, thông qua những kinh nghiệm khác nhau và bằng những phương thức khác nhau.
    *. GDMT nhằm thay đổi hành vi.
    *. Môi trường học tập là chính môi trường và các vấn đề có trong thực tế.
    *. GDMT liên quan đến việc giải quyết vấn đề và ra quyết định về cách sống.
    *. Trong GDMT, việc học phải tập trung vào người học và lấy hành động làm cơ sở.


    Các yếu tố của GDMT.
    Mục đích của GDMT.
    Mục đích chính của GDMT được xác trong Hội nghị Tbilisi (1977) là:
    *. Tăng cường nhận thức và sự quan tâm đến các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị và sinh thái ở thành thị cũng như nông thôn.
    *. Tạo cơ hội cho mọi người tiếp thu những kiến thức, quan điểm về giá trị, thái độ, ý thức và kỹ năng cần thiết để bảo vệ và cải thiện môi trường.
    *. Tạo ra các mô hình về hành vi thân thiện với môi trường cho từng cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội.
    * Khuyến khích, củng cố và phát huy những thái độ và hành vi tích cực đối với môi trường hiện có.
    Mục tiêu của GDMT.
    *. Kiến thức: GDMT cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng những kiến thức, sự hiểu biết cơ bản về môi trường và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa con người và môi trường.
    *. Nhận thức: GDMT thúc đẩy các cá nhân, cộng đồng tạo dựng nhận thức và sự nhạy cảm đối với môi trường cũng như các vấn đề môi trường
    *. Thái độ: GDMT khuyến khích các cá nhân, cộng đồng tôn trọng và quan tâm tới tầm quan trọng của môi trường, khuyến khích họ tham gia tích cực vào việc cải thiện và bảo vệ môi trường.
    *. Kỹ năng: GDMT cung cấp các kỹ năng cho việc xác định, dự đoán, ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường.
    *. Sự tham gia: GDMT cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng cơ hội tham gia tích cực vào giải quyết các vấn đề môi trường cũng như đưa ra các quyết định môi trường đúng đắn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...