Chuyên Đề Bài giảng địa chất công trình

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài giảng dài 89 trang ( File WORD)

    CHƯƠNG: MỞ ĐẦU
    NHỮNG NÉT ĐẠI CƯƠNG VỀ MÔN HỌC

    1.Địa chất học và nội dung nghiên cứu của nó
    1.1. Định nghĩa
    Địa chất học xuất xứ từ thuật ngữ Geologes (Hy Lạp) Ge: Trái đất. Logos: lời nói, học thuyết. Geology (Anh) Geologie (Pháp) reoπouπ (Nga). Là môn học về trái đất địa chất học bao gồm các kiến thức của ngành khoa học về trái đất, trong đó có những ngành như địa lý, địa vật lý, địa hoá, địa mạo . Hiện nay, người ta hiểu địa chất học theo nghĩa hẹp là môn học khoa học nghiên cứu vỏ trái đất, đúng ra là nghiên cứu thạch quyển (quyển đá) bao gồm cả phần vỏ và phần trên của lớp manti (Manti: có người còn gọi là lớp cùi, là lớp trung gian giữa nhân và vỏ trái đất).
    1.2. Đối tượng và nhiệm vụ của địa chất công trình
    Đối với các lĩnh vực địa chất công trình, địa chất thuỷ văn và các ngành có liên quan thì địa chất học đóng góp những hiểu biết cần thiết cho công tác xây dựng, thiết kế. Qui hoạch kinh tế, đô thị, bảo vệ môi trường sống, phòng chống thiên tai (như động đất, núi lửa, lũ lụt, sạt lở, nhiễm mặn .) cho đến cả khai thác ưu thế tiềm năng về du lịch .
    Địa chất học còn cung cấp những cứ liệu khách quan góp phần thúc đẩy các ngành khoa học phát triển, kể cả về mặt triết học duy vật biện chứng và đời sống văn minh tinh thần, đóng góp cho sự phát triển về mặt nhận thức luận và phương pháp luận. địa chất học bắt nguồn từ một môn khoa học phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa, dần dần hình thành rất nhiều chuyên ngành đi sâu giải quyết các nhiệm vụ trên. Có thể bao gồm các môn khoa học sau:
    1. Các môn khoa học nghiên cứu thành phần vật chất của vỏ trái đất như: tinh thể học, khoáng vật học, thạch học .
    2. Nghiên cứu về lịch sử phát triển địa chất vỏ Trái đất như cổ sinh vật học, địa sử, địa tầng học, cổ địa lý, kỷ đệ tứ .
    3. Nghiên cứu chuyển động của vỏ như địa chất cấu tạo, địa kiến tạo, địa mạo, tân kiến tạo .
    4. Nghiên cứu sự hình thành, phân bố của khoáng sản, cách tìm kiếm thăm dò chúng, bao gồm các môn học như khoáng sàng học, địa chất dầu, địa chất mỏ than, tìm kiếm thăm dò các khoảng, địa hoá, địa vật lý, kinh tế địa chất, khoan thăm dò .
    5. Nghiên cứu sự phân bố và vận động của nước dưới đất như địa chất thuỷ văn, động lực nước dưới đất .
    6. Nghiên cứu các điều kiện địa chất các công trình xây dựng như các môn địa chất môi trường, địa chấn, địa chất du lịch .
    Từ những nhiệm vụ, nội dung khái quát nêu trên có thể rút ra được ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của địa chất học và địa chất địa cương.
    1.3. Mối liên quan của địa chất học với với các ngành khoa học tự nhiên
    Vật chất trong Trái đất và quá trình hoạt phát triển của các hiện tượng địa chất xảy ra trong những điều kiện vật lý, hoá học, sinh học và các điều kiện tự nhiên khác vô cùng phức tạp, vì thế địa chất học có liên quan mật thiết với nhiều ngành khoa học: vật lý, hoá học toán học, sinh vật học, cơ học . địa chất học sử dụng các thành quả nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học nói trên. Từ đó đã nảy sinh các môn khoa học có tính liên kết mà mục đích là nhằm giải quyết các nhiệm vụ của địa chất học. đó là: địa vật lý: địa hoá, sinh địa hoá, địa chất phóng xạ, toán địa chất, địa cơ học, địa chất mô phỏng .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...