Tài liệu Bài giảng: Bệnh sán lá phổi

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đại cương
    - Bệnh sán lá phổi do sán lá phổi Paragonimus gây nên.
    - Người bị nhiễm sán lá phổi là do ăn sống hoặc chưa chín các vật chủ trung gian là cua, tôm hay vật chủ tạm thời, ví dụ như thịt lợn có chứa ấu trùng sán. Mầm bệnh sau đó di trú đến phổi và gây bệnh với triệu chứng chủ yếu là ho có máu.
    Tác nhân gây bệnh
    - Sán lá phổi Paragonimus thuộc lớp Sán lá Trematoda, ngành phụ Sán dẹt Plathelminthes, ngành Đa bào Metazoa.
    - Trong 40 loài sán lá phổi có trên 10 loại gây bệnh ở người, chủ yếu là loài Paragonimus westermani, còn ở Việt Nam là loài P. heterotremus.
    - Con sán lá phổi to bằng hạt cà phê hay hạt lạc nhỏ, dài 7-13 mm, rộng 4-6 mm, màu đỏ hoặc trắng hồng. Sán lưỡng tính, nghĩa là trên một con sán có cả bộ phận sinh dục đực và cái. Sán chủ yếu kí sinh trong phổi, làm nang trong tiểu phế quản bé của phổi người hay súc vật, trong mỗi nang hầu hết có 2 con và dịch mủ màu đỏ, xung quanh có mạch máu tân tạo.
    - Sán lá phổi đẻ trứng, trứng theo đờm xuống họng ra ngoài môi trường hoặc theo phân khi nuốt đờm. Trứng rơi xuống nước, nở ra ấu trùng lông (miracidium), chui vào ốc phát triển thành ấu trùng đuôi (cercaria), ấu trùng đuôi rời ốc chui vào tôm cua nước ngọt tạo nang ở tổ chức và phủ tạng (ấu trùng nang-metacercaria). Khi con người hay súc vật ăn phải tôm, cua có ấu trùng sán lá phổi chưa nấu chín, ấu trùng sán vào dạ dày và ruột, xuyên qua thành ống tiêu hoá vào ổ bụng rồi từng đôi một xuyên qua cơ hoành và màng phổi vào nhu mô phổi rồi làm tổ ở đó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...