Tài liệu Bài giảng: Bệnh quai bị

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đại cương
    - Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch do virus quai bị gây sưng đau tuyến nước bọt, ngoài ra còn gây viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tuỵ và một số cơ quan khác.
    - Bệnh quai bị nói chung lành tính, tự khỏi và thường gây miễn dịch vĩnh viễn.
    Tác nhân gây bệnh
    - Virus quai bị thuộc nhóm Paramyxovirus được Johnson và Goodpasture phân lập từ nước bọt năm 1934.
    - Virus có kích thước 120-200 nm, có thể từ 100-700 nm, gồm một số sợi mảnh ARN ở trung tâm hình xoắn, ngoài có vỏ bọc bằng lipid và protein.
    - Virus có hai kháng nguyên:
    + Loại lớn: gây bệnh, ngưng kết hồng cầu, có mặt trong nước phôi bào bị nhiễm (loại V).
    + Loại nhỏ: không gây bệnh, không ngưng kết hồng cầu. Là kháng nguyên hoà tan, có nhiều trong tổ chức bị nhiễm (loại S).
    - Virus tồn tại khá lâu ngoài cơ thể
    + Ở nhiệt độ 15[SUP]0[/SUP]-20[SUP]0[/SUP]C sống được 50-90 ngày;
    + Ở 37[SUP]0[/SUP]C sống được 8 ngày;
    + Chịu lạnh ở -25[SUP]0[/SUP]C hoặc -70[SUP]0[/SUP]C sống được hơn 1 năm, bất hoạt
    + Ở 50[SUP]0[/SUP]-60[SUP]0[/SUP]C sống được 20 phút;
    + Ở formol 0,1%, lysol 1%, cồn và ête sống được 3-5 phút;
    + Bị tia cực tím huỷ trong vài giây.
    - Có thể phân lập virus quai bị trong giai đoạn cấp tính của bệnh, ở máu, nước bọt, tuyến tuỵ, tinh hoàn, dịch não tuỷ và cả trong nước tiểu, sữa. Cấy được trên phôi gà, gây bệnh thực nghiệm cho khỉ, mèo, chuột lang, chuột bạch.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...