Chuyên Đề Bài báo: Xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài báo: XÂY DỰNG LỐI SỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

    Bài báo dài 45 trang:
    I. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ SỰ ĐỔI MỚI TRONG LỐI SỐNG
    1. Chủ nghĩa Mác- Lê nin, nền tảng tư tưởng, lý luận xây dựng lối sống XHCN
    Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lê nin, chủ nghĩa xã hội khoa học, khi phác thảo về xã hội tương lai, đã đặt nền móng vấn đề xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa. Đó là quan niệm cho rằng thích ứng với mỗi nền sản xuất sẽ có một xã hội tương ứng bao gồm cộng đồng người, nền văn hoá và đạo đức, lối sống phù hợp. Như vậy, cùng với văn hoá thì lối sống cũng là biểu hiện của tiến bộ xã hội. Từ C. Mác, F. Ăngghen đến V.I .Lênin đều dự báo về một nét đẹp của xã hội mới mà loài người sẽ đi tới trong tương lai là con người với lối sống đẹp, hội tụ thành quả của văn minh vật chất đưa tới những tiến bộ xã hội và con người. Không thể chấp nhận một lối sống lạc hậu, thiếu văn hoá, tàn dư của các chế độ cũ, tư hữu, con người bị kìm hãm.
    Chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học đã đặt nền móng tư tưởng và lý luận cho vấn đề xây dựng lối sống XHCN với những nguyên lý rất cơ bản.
    Một là, lối sống xã hội chủ nghĩa là một đặc trưng của xã hội mới, tương ứng với giai đoạn xã hội loài người đã phát triển cao. Theo phương pháp luận của các nhà kinh điển chủ nghĩa xã hội khoa học, trên cơ sở một phương thức sản xuất nhất định, sẽ có một xã hội thích hợp với nó, trong xã hội ấy con người được phát triển với lối sống ngày một tiến bộ. Mỗi xã hội tiến bộ đến một trình độ nhất định, và đến xã hội xã hội chủ nghĩa tất yếu con người có lối sống xã hội chủ nghĩa.
    Hai là, xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa là một quá trình tự giác, trong đó các chủ thể xã hội, tập trung là hệ thống chính trị sẽ nêu trong nhiệm vụ xây dựng xã hội mới vấn đề xây dựng lối sống mới. Tuy nhiên, quá trình này cũng là quá trình lịch sử tự nhiên, nghĩa là nó cũng tuân theo những quy luật của nhận thức, của văn hoá, không thể chủ quan, tuỳ tiện, áp đặt, không thể dùng mệnh lệnh.
    Ba là, xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa là quá trình xây dựng đồng thời cả hoàn cảnh và con người. C. Mác và F. Ăngghen rất chú ý đến vấn đề tác động vào hoàn cảnh tự nhiên, làm cho hoàn cảnh tự nhiên và xã hội ngày càng có tính người. Con người được xây dựng, trưởng thành nên trong chừng mực tác động vào hoàn cảnh của mình. Đó là mối quan hệ biện chứng tự nhiên mà quá trình xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa, xây dựng xã hội mới phải vận dụng sáng tạo, có hiệu quả.
    Bốn là, lối sống là sản phẩm của khách quan và chủ quan, của giáo dục và tự giáo dục. Vai trò của hoàn cảnh tự nhiên và môi trường xã hội là rất quan trọng, có tính quy định cơ bản và lâu dài nhưng vài trò của nhân tố chủ quan, tự nhận thức, tự giáo dục rèn luyện có ý nghĩa quyết định. Do vậy, phải biến mọi quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục.
    Như vậy, lối sống biểu hiện sự tiến bộ xã hội ở mỗi thời kỳ phát triển của lịch sử. Xây dựng xã hội mới không thể không xác định nhiệm vụ xây dựng lối sống mới, tiến bộ, tốt đẹp của con người. Điều này không phụ thuộc nhận thức chủ quan của chủ thể chính trị mà luôn luôn có tính khách quan dù con người có nhận thức được hay không.
    Sự đổi mới trong lối sống có tính tất yếu đối với giai cấp công nhân tất cả các nước đã tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng để có chính quyền và tổ chức xây dựng xã hội mới.
    Biện chứng cơ bản của quá trình này là đấu tranh không ngừng để vượt qua, loại bỏ cái cũ, cái xấu còn tồn tại trong xã hội và mỗi con người. Đó là cuộc đấu tranh giữa văn hoá thấp và văn hoá cao, giữa tư tưởng tiến bộ và tư tưởng bảo thủ, lạc hậu của con người. Không nắm được quy luật đấu tranh xã hội sẽ rất hạn chế trong phương pháp và phương thức xây dựng con người mới, lối sống mới xã hội chủ nghĩa.
    Con đường xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa là con đường phát huy sức mạnh tổng hợp của chế độ mới, của hệ thống chính trị. Trong đó ba yếu tố quan trọng chi phối thường xuyên, đó là :
    - Điều kiện kinh tế luôn có ý nghĩa nền tảng.
    - Môi trường văn hoá của cộng đồng.
    - Kỷ cương phép nước và sự gương mẫu của các chủ thể tự giác.
    Đảng của giai cấp công nhân có sức mạnh lịch sử vẻ vang, lãnh đạo công cuộc xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa sau khi đã tổ chức được chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đảng phải nắm được phương pháp biện chứng chi phối quá trình này: Trước hết, đó là môi trường giáo dục, sự giáo dục thường xuyên của xã hội, đoàn thể, nhà trường và mỗi tổ ấm gia đình. Đó là phương pháp giáo dục thuyết phục bằng Chân - Thiện - Mỹ để nêu gương và tác động lâu dài. Công tác lý luận có ý nghĩa soi đường, nâng cao nhận thức tư tưởng của Đảng. Công tác báo chí và văn hoá, văn nghệ có vai trò đặc thù trong giáo dục lối sống nhân văn, cao đẹp của con người mới. Giáo dục nhẹ nhàng, có tính nhân văn sâu sắc, cộng với cơ chế phù hợp sẽ đưa lại những kết quả bền vững, mang tính xã hội cao.
    Chủ nghĩa xã hội và sự đổi mới trong lối sống là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Đây là cơ sở của nhận thức lý luận và tư tưởng, mở ra con đường, phương hướng nâng cao nhận thức về xã hội mới, về con người mới chúng ta cần xây dựng theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phương hướng đó, một mặt kế thừa những nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam, mặt khác chỉ ra những nét mới, yêu cầu mới của con người Việt Nam thể hiện trong lối sống vừa dân tộc vừa hiện đại. Đây cũng là cơ sở để vận dụng thực tiễn, chọn lựa và xác định những tiêu chí chuẩn mực xây dựng con người và lối sống mới xã hội chủ nghĩa.
    Như vậy, xây dựng xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa và cao hơn là chủ nghĩa xã hội, đòi hỏi phải đổi mới trong lối sống. Quá trình đổi mới bao gồm những nội dung sau đây.
    - Nâng cao nhận thức của chủ thể xã hội là các cộng đồng người, trong đó thế hệ trẻ được coi như chủ thể trung tâm, có tính đặc thù nhanh nhậy, có thuận lợi về nhận thức, được xã hội quan tâm, đặt vấn đề xây dựng lối sống mới xã hội chủ nghĩa là nét đặc trưng trong xây dựng con người mới trong xã hội mới.
    - Nghiên cứu, kế thừa, nêu cao các giá trị nhân văn cao đẹp trong đạo đức, lối sống của dân tộc đã trải qua quá trình lâu dài, như đoàn kết, thuỷ chung, thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách, cần cù lao động, sáng tạo vượt mọi khó khăn, bất khuất trước mọi kẻ thù xã hội.
    - Xác định những tiêu chí mới, phù hợp và phản ánh tiến bộ xã hội, phù hợp yêu cầu kinh tế - xã hội của giai đoạn mới. Nếu như trong các thời kỳ chiến tranh cách mạng, bảo vệ Tổ quốc, lối sống trước hết phải theo nhu cầu thời chiến, thì trong giai đoạn hoà bình xây dựng, yêu cầu về lối sống phải khác hơn, nhấn mạnh tinh thần lao động; nếu trong cơ chế tập trung bao cấp, yếu tố quan trọng của lối sống là sự phục tùng tổ chức và kỷ luật thì trong cơ chế thị trường lối sống phải bắt kịp những nhu cầu mới của xã hội. Xác định những tiêu chí cơ bản thuộc về trách nhiệm của chủ thể chính trị, của Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý.
    - Tiếp theo là cả quá trình tổ chức thực hiện, trong đó vai trò của chủ thể giáo dục được phát huy. Đó là các đoàn thể chính trị - xã hội, là nhà trường phổ thông và đại học, là gia đình, tế bào của xã hội. Công tác tuyên truyền giáo dục, nêu gương tốt, phê bình cái xấu là quá trình lâu dài và thường xuyên, kết hợp những hình thức và phương pháp, từ giáo dục thuyết phục đến các phong trào thi đua yêu nước đến báo chí. Thông tin đại chúng và văn học nghệ thuật. Đây là công việc của toàn xã hội, là việc làm thường xuyên , hình thành nếp sống văn hóa mới, trong đó lối sống được bảo tồn và thể hiện trong cuộc sống hàng ngày.
     
Đang tải...