Chuyên Đề Bài báo: Về năng lực cạnh tranh khi việt nam gia nhập wto

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài báo: VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO


    Bài báo dài 9 trang:
    1. Năng lực cạnh tranh quan trọng thế nào đến sự phát triển bền vững của quốc gia
    Trong nền kinh tế thị trường theo mô hình mở cửa, hội nhập, năng lực cạnh tranh trở thành vấn đề sống còn của nền kinh tế cũng như của từng doanh nghiệp của nền kinh tế đó. Có thể nói, năng lực cạnh tranh quyết định khả năng phát triển bền vững của quốc gia, quyết định vị trí của quốc gia trong nền kinh tế thế giới. Do vậy, trong điều kiện hiện nay, các nước thành viên WTO đều quan tâm đến năng lực cạnh tranh, coi đó là nội dung cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển và chính sách của mình.
    Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau, nhưng các công trình nghiên cứu đã đi đến thống nhất ở một số quan điểm cơ bản sau đây về năng lực cạnh tranh.
    - Năng lực cạnh tranh (sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh - competiveness) là một khái niệm phản ánh/ đo lường khả năng nội tại (ability) và khả năng thực hiện (performame) của một doanh nghiệp, của một phân ngành hoặc của một đất nước trong việc sản xuất, bán và cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ trên một thị trường nhất định (theo Paul Krugman - Wikipedia.org).
    - Năng lực cạnh tranh có ba cấp độ rõ rệt: cấp độ doanh nghiệp, cấp độ ngành/ phân ngành và cấp độ quốc gia. Năng lực cạnh tranh ở ba cấp độ này có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng chúng lại có tính độc lập nhất định, nhất là về quan điểm đánh giá và chỉ tiêu đo lường.
    - Năng lực cạnh tranh là một khái niệm rộng và phức tạp (giống như các khái niệm hiệu quả, phát triển bền vững .). Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh bao gồm ba yếu tố rõ rệt: i) Khả năng nội tại (ability) của chủ thể nào đó (doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp trong một ngành hẹp, quốc gia) trong việc sản xuất một hoặc một nhóm hàng hóa nào đó với giá thành cạnh tranh (thấp hơn hoặc ngang bằng), chất lượng cạnh tranh (tốt hơn hoặc ngang bằng), tổ chức sản xuất hiện đại, văn minh (các yếu tố sản xuất được sử dụng, kết hợp hài hòa, hợp lý, đáp ứng các chuẩn mực hiện đại của quốc tế). ii) Khả năng thực hiện (performame) trong việc bán và cung ứng kịp thời, linh hoạt, giá bán là cạnh tranh đối với hàng hóa, dịch vụ. iii) Luôn gắn với yếu tố thị trường cụ thể với ba cấp độ: địa phương (trong nội bộ quốc gia, khu vực và quốc tế).
     
Đang tải...