Chuyên Đề Bài báo: Văn hóa đảng là dân chủ đảng

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài báo: VĂN HÓA ĐẢNG LÀ DÂN CHỦ ĐẢNG

    Bài báo dài 8 trang:
    Trên con đường phấn đấu vì mục đích cuối cùng, trong toàn bộ sinh hoạt của Đảng, thì dân chủ là biểu hiện quan trọng bậc nhất, là tinh thần của văn hóa Đảng. Bởi vì dân chủ là điều kiện để cho Đảng và toàn dân đóng góp cho sự nghiệp cách mạng; để bảo đảm được sự đoàn kết thực sự trong và ngoài Đảng; để cơ chế của Đảng, đặc biệt là bộ máy lãnh đạo, luôn luôn trong sạch, vững mạnh hoạt động có hiệu quả. Nhưng tác dụng và hiệu quả của dân chủ như ta vừa nói đó cũng chính là những biểu hiện khác nhau của văn hóa Đảng. Cho nên ta có thể nói, dân chủ Đảng là một yếu tố hàng đầu để đánh giá văn hóa Đảng.
    Không nghi ngờ gì nữa, phát huy dân chủ là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong sinh hoạt Đảng hiện nay. Về vấn đề này chúng tôi xin nêu một số luận điểm:
    a) Truyền thống lịch sử và cơ sở văn hóa để bàn đến dân chủ trong Đảng:
    Về mặt này, nhìn từ tình hình cụ thể của nước ta, hoàn cảnh hoạt động của Đảng, có thể phải thừa nhận rằng: chúng ta không có được những điều kiện thuận lợi để làm điểm xuất phát.- Thứ nhất- Thứ hai- Cuối cùng
    Do những điều như trên, thực hiện dân chủ hoàn toàn không phải là chuyện dễ dàng. Đó là vấn đề của ý thức, của trình độ văn hóa, của những biện pháp cụ thể. Đó là cả một quá trình đấu tranh và tập dượt. Người ta bảo phải "học dân chủ" là vì thế.b) Một số luận điểm cần lưu ý trong quá trình thực hiện dân chủ
    - Sở dĩ ta nói đến dân chủ, dân chủ trong Đảng hay dân chủ trong toàn dân, bởi vì cơ cấu hình thành của bất cứ một tổ chức, một bộ máy, một tập thể hay một cộng đồng nào đều đã nảy sinh thực tế là có cấp trên và cấp dưới, có người lãnh đạo và người bị lãnh đạo, có người ra quyết định và người thực hiện quyết định, có người đại diện và người được đại diện. (Sau đây, gọi chung là cấp trên hoặc người lãnh đạo lợi dụng địa vị và quyền lợi giao cho mình, không còn tôn trọng nguyện vọng, quyền lợi của những người, những cấp mà mình lãnh đạo và đại diện, thậm chí, không lắng nghe tiếng nói của họ, và bằng nhiều hình thức khác nhau, vùi dập, áp đảo những tiếng nói được coi là chống lại cấp trên. Cho nên, nói đến dân chủ trước tiên là nói đến ý thức và ứng xử cụ thể của cấp trên với cấp dưới, và cấp trên càng cao thì sự chủ động thực hiện dân chủ này càng quan trọng, có tác dụng mở đầu cho tác phong dân chủ trên phạm vi rộng lớn. Chẳng hạn, trong Đảng, nếu Tổng bí thư thực hiện dân chủ với Bộ Chính trị, Bộ Chính trị thực hiện dân chủ với Ban Chấp hành Trung ương, rồi đến lượt từng ủy viên Trung ương thực hiện dân chủ trong cấp ủy mình phụ trách và cấp ủy đó cũng thực hiện dân chủ với các cấp dưới mình, cho đến các đảng viên của chi bộ cơ sở- thì rõ ràng là chúng ta sẽ loại bỏ được rất nhiều trở ngại trong quá trình dân chủ hóa, đặc biệt là sự e ngại của quần chúng.
    - Phải có một cơ chế hữu hiệu đảm bảo cho mọi người, đặc biệt là những người bình thường, ở cơ sở, không có chức vụ lãnh đạo nào, nói được ý kiến của mình, đặc biệt là những ý kiến không thuận chiều, nghĩa là không đồng nhất với đa số hay với lãnh đạo. Những ý kiến đó phải được trình bày tường tận, và trong mọi trường hợp có thể, Đảng phải tạo điều kiện cho những cuộc tranh luận thực sự, đến nơi đến chốn. Cuối cùng thì những ý kiến không theo đa số hay lãnh đạo vẫn cần được bảo lưu, tiếp tục xem xét hay tranh luận. Lại cần làm thế nào cho những ý kiến đó, nếu động đến những vấn đề của toàn Đảng, phải được các cấp cao hơn, cho đến cấp cao nhất, biết tới, và càng nhiều người tham gia tranh luận càng tốt. Từ trước tới nay, trước mỗi kỳ Đại hội, các dự thảo báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương được đưa về cơ sở thảo luận góp ý. Nên chăng trong thành phần các đoàn đại biểu về dự đại hội, có cả những người có ý kiến phản biện, và họ được phép trình bày ý kiến của mình một cách đầy đủ trước đại hội? Nói tóm lại, dân chủ thể hiện ở chỗ những người có ý kiến khác với đa số, khác với cấp trên, nhận ra rằng ý kiến của mình được tôn trọng, được bày tỏ và xem xét với tất cả tinh thần trách nhiệm và thiện chí của tập thể. Điều đó góp phần giữ được tinh thần đoàn kết trong Đảng và động lực tiếp tục đóng góp ý kiến.
    - Dân chủ luôn luôn đi đôi với tập trung. Mọi người đều có quyền nói lên ý kiến của mình, nhưng sau đó phải có ý kiến được đa số lớn nhất trong một đơn vị nào đó chấp nhận để thành quyết định cuối cùng. Và n
    , phải hiểu rằng như một nghịch lý của đời sống chính trị và văn hóa, tình trạng mất dân chủ lại gắn liền với quyền lợi, địa vị, hay ít ra là sự yên ổn đang vừa lòng của một số người, kể cả những người đang giữ chức vụ lãnh đạo. Thực tâm họ sợ dân chủ như sợ một sự đảo lộn sẽ phá vỡ cái "nguyên trạng" đang có lợi cho họ. Cho nên họ thường hô khẩu hiệu dân chủ mà không hề chấp nhận dân chủ trên thực tế, hoặc giả họ thường kiềm chế những biểu hiện dân chủ với những lý do kiểu như "gây mất ổn định", "tạo sơ hở cho kẻ địch lợi dụng" ., lại cũng phải thừa nhận rằng, kể từ ngày chính quyền nhân dân thành lập, việc phát huy dân chủ trong hệ thống hoạt động và đời sống của chúng ta không được nhiều dân chủ và chưa trở thành một nếp sống và nếp ứng xử, chưa ăn sâu vào ý thức con người, mà lắm lúc chỉ là khẩu hiệu lý thuyết. Tình hình này tất nhiên có lý do của nó: Hoàn cảnh đặc biệt của những năm kháng chiến, tác phong gọi là "quân sự hóa" hay "bán quân sự hóa" được coi như cần thiết cho kháng chiến, càng không tạo cho người ta nếp làm việc dân chủ. Trong một thời gian dài, tác phong làm việc của Đảng lại chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tác phong làm việc của Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc . đang ở trong thời kỳ- như sau này lịch sẽ xác nhận- mà tình trạng thiếu dân chủ của hai Đảng này là khá trầm trọng. Mặt khác phải nói rằng bằng trí thức và văn hóa của các đảng viên và nhân dân ta chưa cao, nghĩa là chưa phải dễ dàng cho sự thấm nhập của những tư tưởng và tác phong dân chủ trong khi đó thói quen mất dân chủ lại có điều kiện được thừa nhận và bảo vệ ở các mức độ khác nhau., xét trong lịch sử đất nước ta đã trải qua hàng ngàn năm chế độ phong kiến, hàng trăm năm chế độ thuộc địa, và dù cho đó là những chế độ mà chúng ta đấu tranh để loại bỏ, thì dấu ấn của tư tưởng và lề lối làm việc mà chúng ta để lại, với tư cách là những cơ chế thống trị, vẫn có những hiệu quả không nhỏ trong toàn bộ đời sống của chúng ta. Lịch sử nước ta chưa hề trải qua cách mạng tư sản và nền dân chủ tư sản. Đành rằng nền dân chủ tư sản xét cho đến cùng là để phục vụ giai cấp tư sản và trong nhiều trường hợp chỉ là dân chủ hình thức hay giả hiệu, nhưng, do sự phát triển tất yếu của lịch sử, của trình độ sản xuất và dân trí, thì trong toàn bộ hoạt động xã hội và đời sống của nhân dân, cũng có những hiện tượng của tự do và dân chủ, làm cho người dân, ít ra là một bộ phận của nhân dân cảm thấy mình được hưởng một số quyền dân chủ nhất định. Lịch sử đất nước ta không chứng kiến một quá trình tương tự. Và đó là thực tế khách quan chúng ta phải thừa nhận. Nho giáo và toàn bộ nền giáo dục phong kiến, với mảnh đất bắt rễ thuận lợi là một xã hội nông nghiệp lạc hậu không hề mang đến cho ý thức con người những khái niệm về dân chủ.
     
Đang tải...