Chuyên Đề Bài báo: Toàn cầu hóa, kinh tế thị trường và quyền con người

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài báo: TOÀN CẦU HÓA, KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ QUYỀN CON NGƯỜI


    Bài báo dài 23 trang:

    Những thách thức toàn cầu
    Trong lịch sử nhân loại chưa bao giờ các sự kiện chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ lại diễn ra sôi động, phức tạp với tốc độ ngày càng gia tăng như từ thập kỷ cuối cùng của thiên niên kỷ thứ II cho đến nay. Chiến tranh lạnh cùng với thế chính trị hai cực đã kết thúc. Những người lạc quan tưởng rằng nhân loại có thể vững bước trên con đường hòa bình, hợp tác hữu nghị trong các quan hệ quốc tế công bằng và bình đẳng. Thế nhưng chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa đơn phương ra đời, tư tưởng về xây dựng một hệ thống an ninh quốc tế - rút cục vẫn chỉ là ý tưởng. Thế cân bằng tạm thời về vũ khí hạt nhân có nguy cơ sụp đổ, đồng thời "câu lạc bộ" các quốc gia hạt nhân lại có thêm những thành viên mới. Hiến chương Liên hợp quốc cùng với các nguyên tắc pháp luật quốc tế bị chà đạp. Chiến tranh, xung đột diễn ra ở nhiều nơi, hàng triệu sinh mạng, mà chủ yếu thuộc nhóm người dễ bị tổn thương đã bị cướp đi. Các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trước đây - Liên Xô, các nước Đông Âu, Trung Quốc và cả Việt Nam, chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường trong khi lấy lại được tốc độ tăng trưởng (GDP) thì lại nảy sinh những vấn đề mới: thất nghiệp và phân cực giàu nghèo. Ở nhiều nước phát triển, nền kinh tế thị trường "xã hội", "thương lượng", mất dần động lực. Nhà nước phúc lợi lung lay. Những đảng Xã hội dân chủ cầm quyền tìm kiếm giải pháp mới, đánh giá lại mô hình cổ điển. "Con đường thứ ba" ra đời, nhưng đó là bước tiến lên hay sự đầu hàng Chủ nghĩa tự do? Câu trả lời còn ở phía trước. Trên thực tế, lý tưởng về sự công bằng và bình đẳng xã hội, cho dù trong khuôn khổ quốc gia hay trên phạm vi quốc tế, dù chỉ là sự bình đẳng về cơ hội, dường như đang bị đẩy lùi, ngày càng xa hơn trên thực tế.
    Ở các nước nghèo và đang phát triển, nhất là ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ-la tinh, khủng hoảng kinh tế diễn ra như những cuộc động đất mà các sóng địa chấn đã làm rung chuyển toàn cầu. Các con "hổ", con "rồng" châu Á bỗng trở thành những chú mèo ốm yếu như có người bình luận. Chắc nhiều người còn nhớ, năm 1997, ở Inđonêsia, tiếp đó ở Achentina những người lao động không chỉ xuống đường biểu tình đòi tự do dân chủ mà đã đập phá các ngân hàng, cửa hàng . để tìm kiếm lượng thực, thực phẩm. Những luồng tài chính đầu thư trực tiếp (FDI) từ các nước phát triển, từ các tập đoàn xuyên quốc gia nhanh chóng rút đi như rồng cuốn, sóng thần đã làm sụp đổ và cướp đi không chỉ sự sống, mức tăng trưởng của nhiều nền kinh tế nhất thời, mà còn đẩy lùi nhiều dân tộc về những mức sống trong lịch sử cả chục năm trong vòng một vài tháng! Tư nhân hóa có nơi được ví như những cuộc ăn cướp hợp pháp của cải của xã hội. Chưa bao giờ trên thế giới lại diễn ra một sự tước đoạt các quyền con người dã man, rộng lớn, giản đơn và dễ dàng như vậy. Cũng như chưa bao giờ người ta lại có thể làm giàu nhanh chóng như vậy. Một cơ chế vô hình được che đậy bằng quy luật thị trường đang cướp đi phần lớn các quyền và tự do của con người. Các đối tượng lẽ ra phải được pháp luật quốc tế điều chỉnh lại đang điều chỉnh cả nhân loại. Sự kiện 11/9 năm 2001 và những gì diễn ra sau đó ở nhiều nơi trên thế giới đánh dấu một thời kỳ mới, thời kỳ bùng phát của những mâu thuẫn đã bị dồn nén từ lâu - dưới hình thức chủ nghĩa khủng bố Những vòng xoáy của bạo lực sẽ đưa nhân loại đến đâu? Chưa bao giờ nhiệm vụ bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới và quyền con người lại bức thiết như ngày nay.
    Trên lĩnh vực khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học đã đặt nhân quyền trước nhiều cơ hội và thách thức mới. Mạng internet đã thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia dân tộc. Chỉ với một PC, có modem, người ta có thể có được thông tin trên khắp thế giới. Ngày nay, một kiểu quản lý nhà nước hiện đại đang hình thành - Chính phủ điện tử . chắc không lâu nữa sẽ có công dân điện tử. Đã có nơi người ta bầu cử qua mạng Internet. Kết quả việc giải mã bộ gene người sẽ đem lại khả năng điều trị các bệnh hiểm nghèo, mà một trong những nguyên nhân là những sai lầm trong di truyền có thể được giải quyết . Nhưng biết bao nhiêu rủi ro, mạo hiểm mà người ta chưa lường trước được. Liệu những biến đổi gene có thật sự tốt hơn sự đa dạng sinh học mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta không? Trong khi người ta chưa điều trị nổi bệnh AIDS thì lại xuất hiện bệnh SARS với khả năng lây lan nhanh chóng và có thể giết người trong vài ba tuần . Người ta có cảm giác rằng, loài người đang bị thiên nhiên trừng phạt. Phải chăng các quyền và tự do của con người cùng với cơ chế quốc tế bảo vệ quyền con người . đang đứng trước những cuộc khảo nghiệm nghiêm túc và khó khăn nhất.
     
Đang tải...