Chuyên Đề Bài báo: Quyền con người ở việt nam hiện nay - thực trạng và giải pháp bảo đảm phát triển

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài báo: QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM PHÁT TRIỂN

    Bài báo dài 13 trang:
    I. Quyền con người ở nước ta hiện nay - Thực trạng và các vấn đề đặt ra
    1. Những thành tựu nổi bật trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người ở nước ta hiện nay
    Năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng chính thức tuyên bố đường lối đổi mới, với nội dung cơ bản là chuyển nền kinh tế từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; dân chủ hóa đời sống xã hội trên cơ sở xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân; mở cửa tăng cường giao lưu hợp tác với bên ngoài trên tinh thần Việt Nam sẵn sàng làm bạn với các nước, phấn đấu vì hòa bình, hợp tác và phát triển.
    Với việc đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chính sách, coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của công cuộc phát triển, đường lối đổi mới kể trên không chỉ tác động đến kinh tế, xã hội mà đồng thời chi phối mạnh mẽ nhận thức và thực tế bảo đảm quyền con người ở nước ta trong thời gian qua.
    Về mặt nhận thức, cùng với việc coi trọng vị thế và vai trò của con người, vấn đề quyền con người cũng được coi trọng và đánh giá tương ứng. Hiến pháp mới năm 1992 (Điều 50) lần đầu tiên đề cập đến thuật ngữ quyền con người và khẳng định: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật". Cùng với khái niệm quyền con người, các khái niệm có liên quan khác như quyền bình đẳng của phụ nữ, quyền trẻ em . cũng được chính thức đề cấp trong các văn kiện của Đảng và các văn bản pháp luật, pháp quy của Nhà nước. Điều đó thể hiện rõ ràng sự chuyển biến về mặt quan điểm, từ sự đồng nhất một cách ấu trĩ khái niệm quyền con người như là sản phẩm của chủ nghĩa cá nhân hoặc như là một thứ công cụ chính trị mà các thế lực tư bản chủ nghĩa ở phương Tây sử dụng để chống phá các nước xã hội chủ nghĩa đến cách nhìn nhận khách quan hơn, coi nhân quyền là sản phẩm chung, là sự kết tinh của nền văn minh nhân loại; tuy mang tính phức tạp và nhạy cảm, nhưng vẫn là một yếu tố không thể bỏ qua trong đời sống chính trị hiện đại.
    Từ chuyển biến về mặt nhận thức, đã dẫn đến những chuyển biến nhanh chóng và đáng kể trong việc bảo đảm các quyền con người của nhân dân. Xét riêng trên lĩnh vực lập pháp, chỉ tính từ năm 1996 đến năm 2002, Nhà nước đã ban hành 13.000 văn bản pháp luật các loại, trong đó có hơn 40 bộ luật và luật, trên 120 pháp lệnh, gần 850 văn bản pháp luật của Chính phủ và trên 3.000 văn bản pháp quy của các bộ, ngành, trong đó đã "nội luật hóa" một cách toàn diện những công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã phê chuẩn hoặc gia nhập từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX và trong thời kỳ này. Đây là điều mà trong giai đoạn trước hầu như chúng ta chưa làm được.
     
Đang tải...