Chuyên Đề Bài báo: Quan niệm của hồ chí minh về vai trò của chi bộ trong hệ thống tổ chức của đảng cộng sản vi

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài báo: QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA CHI BỘ TRONG HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

    Bài báo dài 17 trang:
    1. Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Đảng
    Tổ chức cơ sở đảng bao giờ cũng là một vấn đề quan trọng trong lý luận xây dựng Đảng và thực tiễn công tác xây dựng chính đảng vô sản kiểu mới. Bản thân các nhà kinh điển Mác – Lênin rất chú ý đến vấn đề này, cho rằng tổ chức cơ sở đảng là toàn bộ công tác và sức chiến đấu của Đảng, là hạt nhân nền móng của Đảng và là hạt nhân chính trị của tổ chức cơ sở xã hội. Ngay từ buổi đầu đề xuất tư tưởng xây dựng chính đảng công nhân, C. Mác và Ph. Ăngghen đã sáng suốt đề ra việc xây dựng hệ thống tổ chức từ dưới lên trên, từ chi bộ, khu bộ, tổng khu bộ đến cơ quan lãnh đạo tối cao là Ban Chấp hành Trung ương, Đại hội đại biểu của Đảng. Hai ông chỉ rõ, trên thực tế đã thực hiện xây dựng: tổ chức cơ sở đảng, từ chi bộ, nên trở thành trung tâm và hạt nhân trong công đoàn cũng như trong các tổ chức quần chúng xã hội khác ([1]).
    Tiếp tục truyền thống của C. Mác, Ph. Ăngghen, khi sáng tạo ra hình thức mới của chính đảng của giai cấp vô sản, V.I. Lênin căn cứ vào điều kiện lịch sử đương đại của nước Nga đã nhấn mạnh thêm một bước vai trò quan trọng của tổ chức cơ sở đảng trong việc thực hiện vai trò lãnh đạo chung của Đảng. Đối với mỗi đảng viên của Đảng vô sản: phải tham gia trong một tổ chức đảng cụ thể, không tham gia sinh hoạt trong một số tổ chức sẽ không đủ tư cách đảng viên cộng sản. Đưa ra điều kiện này, V.I. Lênin muốn khu biệt đảng phái chính trị đương thời, đặc biệt là đảng tư sản. Đối với chi bộ đảng, Người yêu cầu các chi bộ đảng địa phương, đặc biệt là chi bộ đảng của nhà máy mà những phần tử tiên tiến là công nhân công nghệ có mối liên hệ trực tiếp với quần chúng, chính là cơ sở, hạt nhân vững chắc làm chỗ dựa không gì lay chuyển được cho phong trào cách mạng công nhân dân chủ – xã hội. Cao hơn thế, V.I. Lênin còn yêu cầu các chi bộ đảng nên dựa vào ba điểm tựa để tiến hành công tác cổ động, công tác tuyên truyền và công tác thực tế trong quần chúng.
    Như vậy, theo quan niệm của các nhà kinh điển Mác – Lênin, vai trò hạt nhân chính trị, nền móng của tổ chức cơ sở đảng được đặt trong hai loại quan hệ có quy mô khác nhau. Trong quan hệ đối với bản thân Đảng, tổ chức cơ sở là toàn bộ các cơ sở của tổ chức đảng, cũng là cơ sở triển khai toàn bộ hoạt động của Đảng. Trong phạm vi xã hội, tổ chức cơ sở đảng là hạt nhân chính trị của quần chúng.
    Là người nắm chắc các nguyên lý mácxít về xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh có một quan niệm thật sự chuẩn xác về vị trí của tổ chức cơ sở đảng. Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng không phải là tổ chức để làm quan phát tài. Sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ tổ chức, một tổ chức tiên phong chiến đấu của giai cấp công nhân. Hệ thống tổ chức của Đảng từ trung ương đến cơ sở phải thật chặt chẽ, có tính kỷ luật cao. Sức mạnh các tổ chức liên quan chặt chẽ với nhau. Trong các tổ chức Đảng phải tuân theo nguyên tắc tập trung dân chủ, coi đó là xương sống chỉ đạo mọi hoạt động của Đảng. Điều này đòi hỏi tổ chức cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, chống mọi biểu hiện bản vị gia trưởng, địa phương cục bộ . Điều đó cũng đòi hỏi chế độ sinh hoạt dân chủ trong Đảng rộng rãi, tạo tiền đề cho dân chủ xã hội.
    Hồ Chí Minh có một quan niệm tổng thể, có giá trị phổ biến về hệ thống tổ chức đảng, bao gồm các cơ quan từ trung ương đến cơ sở.
    Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc. Đại hội có quyền hành rất lớn: nghe, thảo luận và phê chuẩn các báo cáo của Trung ương; quyết định và sửa đổi Cương lĩnh, Điều lệ Đảng; quyết định chính sách và phương châm chính của Đảng; bầu cử Ban Chấp hành Trung ương.
    Trong thời gian từ Đại hội này đến Đại hội khác, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương. Ban Chấp hành Trung ương tiến hành các kỳ Hội nghị, bàn về những vấn đề quan trọng. Để lãnh đạo thường xuyên mọi công tác, Ban Chấp hành Trung ương bầu ra Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Trong những điều kiện cụ thể, để chỉ đạo những địa phương xa, Ban Chấp hành Trung ương có thể cử các Cục Trung ương.
    Trong một số trường hợp cần thiết, do nhu cầu giải quyết công việc trọng đại, Ban Chấp hành Trung ương có thể triệu tập Hội nghị đại biểu Đảng toàn quốc. Hội nghị có quyền: Quyết định chính sách trước mắt của Đảng; cử thêm một số ủy viên Trung ương mới hoặc bãi miễn các ủy viên Trung ương không hoàn thành nhiệm vụ, sa sút phẩm chất đạo đức, lối sống. Thế nhưng, những nghị quyết của Hội nghị đại biểu Đảng toàn quốc phải được Ban Chấp hành Trung ương phê chuẩn mới được thi hành.
    Trong hệ thống tổ chức Đảng, các cấp xã, huyện, tỉnh, khu cũng có Đại hội Đảng của cấp mình; Đại hội bầu ra chi ủy, đảng ủy, huyện ủy, tỉnh ủy, khu ủy.
    Ban Chấp hành Trung ương và các cấp ủy đảng có thể triệu tập các cuộc hội nghị cán bộ và hội nghị chuyên môn, mang tính chuyên sâu, để giải thích và thảo luận những nghị quyết quan trọng, sắp xếp về công tác và kiểm tra công tác. Mặt khác, Ban Chấp hành Trung ương và các cấp ủy đảng có thể thành lập các Ban: Ban Tổ chức, Ban Dân vận, Ban Kinh tế, Ban Tuyên truyền, giáo dục, Ban Quân sự v.v . Ban của cấp nào do ủy viên cấp ủy đó lãnh đạo ([2]).
     
Đang tải...