Chuyên Đề Bài báo: QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘNG CƠ, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC HỌC TẬP LÝ LUẬN

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài báo: QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘNG CƠ, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC HỌC TẬP LÝ LUẬN


    Bài báo dài 8 trang:
    Hồ Chí Minh chưa bao giờ tự nhận mình là một nhà tư tưởng, nhà lý luận. Trên hết, người là một nhà triết học hành động thực tiễn. Thế nhưng, trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, nhiều tác phẩm, cho dù rất ngắn gọn, dung lượng không lớn, chứa đựng hàm lượng tri thức khoa học cao, có tính hệ thống, khái quát, tổng kết thành các luận đề, đạt đến chiều sâu nhất của trí tuệ và tư duy lý tính. Diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương, đọc vào ngày 7-9-1957, thuộc diện những tác phẩm này của Hồ Chí Minh.
    Một điều đặc biệt lý thú là trong bài diễn văn không dài, vẻn vẹn đúng 3.620 chữ, Hồ Chí Minh chỉ 2 lần trích dẫn kinh điển (một lần trích dẫn luận điểm của V.I. Lênin về vai trò của lý luận cách mạng và một lần trích dẫn định nghĩa của Xtalin về chủ nghĩa Mác - Lênin), nhưng toàn bộ tác phẩm toát lên một cách trọn vẹn vai trò nền tảng lý luận, kim chỉ nam hành động, bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Hồ Chí Minh không quá lệ thuộc vào câu chữ của các nhà kinh điển mà vận dụng một cách thuần thục tinh thần, lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để luận giải các vấn đề cơ bản của học tập lý luận gắn liền với giải quyết các vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam.
    Trong cấu trúc nội dung, bài Diễn văn thể hiện tính chỉnh thể của một lôgíc khoa học mẫu mực với hệ vấn đề bao quát các mặt cơ bản của quá trình dạy - học lý luận nói chung, đó là: Sự cần thiết phải học tập lý luận; động cơ, mục đích học tập lý luận; nội dung học tập lý luận; nguyên tắc, phương châm học tập lý luận; thái độ và phương pháp học tập lý luận. Trong đó, vấn đề động cơ, múc đích học tập lý luận được Hồ Chí Minh xác định rất rõ.
    1. Trong quan niệm Hồ Chí Minh, xác định đúng động cơ, mục đích học tập phải xuất phát từ nhận thức chính xác tầm quan trọng và vai trò của lý luận. Người có một quan niệm rất riêng, giản dị, không có gì "bác học" nhưng lại đúng, chuẩn xác và lột tả hết thực chất của khái niệm rất đỗi phức tạp, đầy "tính kinh viện" này. Theo Hồ Chí Minh, "lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng, rõ ràng làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính"(1). Hoặc "lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử". Từ quan niệm chung về lý luận, Hồ Chí Minh đã đi đến một định nghĩa khái quát về lý luận Mác - Lênin với tư cách "là sự tổng kết kinh nghiệm của phong trào công nhân từ trước đến nay của tất cả các nước". Nó là "khoa học về các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội; khoa học về cách mạng của quần chúng bị áp bức và bị bóc lột; khoa học về thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở tất cả các nước; khoa học về xây dựng chủ nghĩa cộng sản"(2). Trên bình diện so sánh lịch sử và tầm cao thời đại, xuất phát từ bản chất cách mạng và khoa học, khả năng tích hợp của chủ nghĩa Mác - Lênin, ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin"(3).
     
Đang tải...