Chuyên Đề Bài báo: Quan niệm của hồ chí minh về bản chất kinh tế - xã hội và các nguyên tắc xây dựng, tổ chức

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài báo: QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ BẢN CHẤT KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG, TỔ CHỨC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

    Bài báo dài 9 trang:
    1. Bản chất kinh tế - xã hội của hợp tác xã
    Trong luận đề gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội (CNXH), Hồ Chí Minh đã xác định rõ các giai đoạn của con đường mà cách mạng Việt Nam phải trải qua. Về cơ bản, đó cũng là các bước tiến tới giải phóng nông dân một cách hoàn toàn và triệt để, thông qua việc xác lập, xây dựng và tổ chức loại hình kinh tế hợp tác xã (HTX).
    Ngay từ năm 1927, trong tác phẩm Đường kách mệnh, Hồ Chí Minh đã đề cập đến HTX một cách toàn diện, từ mục đích, lịch sử đến các hình thức, tổ chức. Nhưng phải đến cuối những năm 50, tư tưởng về HTX của Người mới đạt đến mức hoàn thiện cả về chiều rộng và chiều sâu, dưới dạng khái quát về lý luận. Ở thời điểm đó, quan niệm về HTX nằm trong tổng thể đường lối xây dựng CNXH ở miền Bắc, là một bộ phận cấu thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH.
    Nếu C. Mác, Ph. Ăngghen phác thảo con đường hợp tác hóa của nông nghiệp ở các nước tư bản phát triển lên CNXH, V.I. Lênin phát triển lý luận chế độ HTX văn minh trong điều kiện một nước tư bản chủ nghĩa (TBCN) trung bình, thì Hồ Chí Minh đã hiện thực hóa và hoàn thiện lý luận đó ở một nước nông nghiệp lạc hậu, tiến lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN. Tính phức tạp và cống hiến xuất sắc của Người chính là ở đây. Về lý luận, được kế thừa, soi sáng bởi các quan điểm mácxít, nhưng trên thực tiễn, chế độ HTX kiểu này ở điều kiện Việt Nam chưa hề có tiền lệ trong lịch sử. Người vừa phải tìm tòi, vừa cùng Đảng lãnh đạo nhân dân thực thi.
    Từ cách đặt vấn đề: mỗi dân tộc có một cách riêng đi lên CNXH, và trên cơ sở hiểu biết thấu đáo thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam, Hồ Chí Minh đã có một đề xuất mới, hết sức táo bạo: Đối với Việt Nam, công cuộc xây dựng CNXH "bắt đầu từ nông dân", lấy nông nghiệp làm khâu đột phá. Bác nhiều lần nhấn mạnh: "Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn.
    Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông dân ta thịnh thì nước ta thịnh. Nông dân muốn giàu, nông nghiệp muốn thịnh thì cần có hợp tác xã"(1).
    Theo tinh thần Hồ Chí Minh, HTX đồng thời thực hiện hai chức năng chính: đảm bảo cho nông dân làm giàu và duy trì sự phát triển bền vững cho nông nghiệp. Hay nói cách khác, HTX trở thành nhu cầu kinh tế, xã hội và kỹ thuật khách quan trong quá trình vận động đi lên của xã hội Việt Nam. Rốt cuộc, sự cường thịnh của quốc gia, sự no ấm của nhân dân phụ thuộc vào một khâu then chốt nhất: có tổ chức thành công hệ thống các HTX hay không?
    Điều này lại càng thể hiện rõ hơn khi Người xác định mục đích của việc tổ chức HTX: "Chúng ta nhất định phải nâng cao dần đời sống của đồng bào nông dân. Nhưng nếu nông dân cứ làm ăn riêng lẻ thì đời sống không thể nâng cao. Muốn nâng cao đời sống thì chỉ có một cách là tổ chức nông dân làm ăn tập thể tức là tổ chức nông dân vào hợp tác xã nông nghiệp. Tổ chức hợp tác xã tốt thì mới có thể gia tăng sản xuất, thực hành tiết kiệm, do đó mà nâng cao dần đời sống vật chất và văn hóa của nông dân, và củng cố khối liên minh công nông"(2). hoặc "chúng ta tổ chức hợp tác xã trước hết là nhằm mục đích nâng cao đời sống của nông dân"(3). Với tư cách là hình thức tổ chức sản xuất, HTX đối lập với sự riêng lẻ, biệt lập. Dựa trên sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, HTX đem lại hiệu quả cao hơn, thỏa mãn các nhu cầu của cuộc sống ngày càng cao.
    Một điều dễ nhận thấy, ở Hồ Chí Minh, mục đích của HTX và mục đích của CNXH là đồng nhất. Trả lời câu hỏi "Mục đích của chủ nghĩa xã hội là gì?", Người nói: "Nói một cách giản đơn và dễ hiểu là: không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động"(1). Vì thế, người nông dân tham gia, xây dựng HTX là trực tiếp xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Xây dựng CNXH ở nông thôn trở thành xây dựng hệ thống các HTX, điều đó cũng có nghĩa là xây dựng lại cả nền tảng kinh tế và kết cấu xã hội, phương thức sản xuất và đời sống tinh thần, biến người nông dân từ địa vị cá thể, làm thuê thành người chủ mọi mặt đời sống xã hội. Ở đây thấy rất rõ sự tương đồng, một gạch nối giữa quan niệm của Hồ Chí Minh và của V.I. Lênin về con đường giải phóng nông dân, xây dựng CNXH ở nông thôn.
    Theo Lênin, chế độ HTX có ý nghĩa đặc biệt, trước hết là về phương diện nguyên tắc (nhà nước nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất), sau nữa HTX là bước quá độ sang một chế độ mới bằng con đường đơn giản nhất, dễ dàng nhất, dễ tiếp thu nhất đối với nông dân. Chính ý nghĩa đặc biệt này của chế độ HTX đã dẫn V.I. Lênin, sau này là cả Hồ Chí Minh, đến kết luận đồng nhất chế độ HTX với bản thân CNXH. V.I. Lênin quan niệm: "Khi nhân dân đã vào hợp tác xã tới một mức đồng nhất, thì chủ nghĩa xã hội . tự nó sẽ được thực hiện"(2), và "nếu không kể những tô nhượng ., thì thường thường trong hoàn cảnh nước ta, chế độ hợp tác xã là hoàn toàn đồng nhất với chủ nghĩa xã hội"(3), hoặc "nếu chúng ta tổ chức được toàn thể nông dân vào hợp tác xã thì chúng ta đứng vững được hai chân trên miếng đất xã hội chủ nghĩa"(4).
     
Đang tải...