Chuyên Đề Bài báo: Quan điểm của chủ tịch hồ chí minh về hợp tác kinh tế quốc tế trong xây dựng và phát triển

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài báo: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ HỢP TÁC KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

    Bài báo dài 23 trang:
    Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học từng khẳng định: Hợp tác quốc tế trong xây dựng và phát triển kinh tế là một xu hướng tất yếu trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, xu hướng này sẽ càng mạnh mẽ, cả về chiều rộng và chiều sâu trong thời kỳ lịch sử hiện đại. Các ông cũng cho rằng, sự hợp tác trong xây dựng kinh tế hình thành và phát triển bởi sự tác động của các yếu tố tự nhiên, như: sự khác biệt giữa các vùng khí hậu, sự phân bố về tài nguyên và của các yếu tố xã hội như sự phân công lao động và nhu cầu trao đổi hàng hóa. Nhưng quan trọng hơn, mạnh mẽ hơn là do có sự phát triển không đều giữa các quốc gia và giữa các ngành kinh tế.
    Ở đây chúng ta không nghiên cứu vấn đề phân công lao động mang tính tự nhiên như sự phân công giữa săn bắn và hái lượm, giữa trồng trọt và chăn nuôi trong thời kỳ sơ khởi của xã hội loài người. Sự phân công lao động mà chúng ta nói ở đây mang tính xã hội, là sự tác động của những yếu tố tự nhiên, chẳng hạn như quốc gia này có điều kiện thiên nhiên thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thì kinh tế nông nghiệp sẽ là chủ yếu; còn quốc gia khác có ưu thế về tài nguyên, về trình độ khoa học - kỹ thuật thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp thì kinh tế công nghiệp sẽ là chủ yếu. Những yếu tố đó đã tạo ra sự phân công lao động một cách tương đối, nhưng mang tầm quốc gia và sự trao đổi hàng hóa phục vụ cho những nhu cầu kinh tế, xã hội, cho đời sống con người giữa các quốc gia trở thành tất yếu. Như vậy, sự phân công lao động và nhu cầu đời sống con người gắn với nhu cầu trao đổi sản phẩm hàng hóa là một nhu cầu tất yếu và là một đòi hỏi khách quan trong quan hệ kinh tế giữa các quốc gia. V.I. Lênin đã chỉ rõ điều này khi ông nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. V.I. Lênin viết: "Các xí nghiệp tư bản chủ nghĩa đã vượt qua cái giới hạn của kinh tế làng xã, của các chợ địa phương, của từng vùng rồi nó vượt qua cái giới hạn của cả quốc gia nữa. Vì tình trạng lưu thông hàng hóa đã xóa bỏ tình trạng cô lập và đóng cửa giữa các quốc gia, nên xu hướng tự nhiên của mọi ngành công nghiệp tư bản chủ nghĩa tất nhiên thúc đẩy ngành đó đi tìm thị trường ngoài nước"([1]). Lênin còn chỉ ra rằng, thực chất của mối quan hệ trao đổi kinh tế giữa các quốc gia là nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của các nước, tạo điều kiện để quốc gia này tranh thủ tiềm năng, thế mạnh của quốc gia kia. Sự tranh thủ này có thể diễn ra dưới các hình thức như huy động vốn, trang bị máy móc kỹ thuật, đào tạo chuyên gia và trong nhiều trường hợp bao gồm cả viện trợ tài chính, vật phẩm các loại.
    Tuy nhiên, khi xã hội còn sự tồn tại của các giai cấp đối lập nhau về quyền lợi, còn sự tồn tại của bất bình đẳng giai cấp, quốc gia này bóc lột giai cấp, quốc gia khác thì mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh tế diễn ra không hề đơn giản. Những vấn đề luôn được thảo luận, tranh cãi như vấn đề tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, thực hiện bình đẳng, cùng có lợi v.v . trong nhiều trường hợp đã trở thành những cuộc chiến tranh kinh tế (chiến tranh thép, chiến tranh cá ngừ, chiến tranh thịt bò); can thiệp vào những công việc nội bộ của nhau; lệ thuộc vào những quan điểm chính trị, đường lối, chính sách, thậm chí cả can thiệp, xung đột vũ trang. Thực tế ấy đặt ra yêu cầu giới lãnh đạo các nước phải có nhãn quan chính trị sáng suốt, bản lĩnh vững vàng trong việc hoạch định đường lối, xác định quan điểm của quốc gia mình trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại cũng như vấn đề hợp tác kinh tế quốc tế trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước mình.
    Vận dụng sáng tạo những quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, trong quá trình tìm đường cứu nước, và sau này cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định rõ ràng quan điểm về vấn đề xây dựng và phát triển kinh tế mà một trong những nội dung cốt lõi trong tư tưởng của Người là quan điểm về độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, kết hợp với mở rộng hợp tác quốc tế. Đây cũng là chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong nhiều năm qua và hiện nay.
     
Đang tải...