Chuyên Đề Bài báo: Những thành tựu trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận, báo chí trong thời kỳ đổi mới

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài báo: NHỮNG THÀNH TỰU TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN, BÁO CHÍ TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI


    Bài báo dài 10 trang:
    Thực hiện chiến lược chống pháp cách mạng Việt Nam trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng, sau đạo luật nhân quyền cho Việt Nam, HR 2368, mà Hạ viện Hoa kỳ thông qua năm 2001, các lực lượng cực hữu Hoa Kỳ cùng với những phần tử người Việt lưu vong có hận thù với cách mạng tiếp tục thủ đoạn kích động hận thù, bôi nhọ, xuyên tạc hình ảnh Việt Nam. Đầu tháng 2 năm 2003 Hạ viện bang Vi-gi-ni-a (Hoa Kỳ) đã thông qua cái gọi là đạo luật cho phép treo cờ của ngụy quyền miền Nam Việt Nam, gần đây, hạ nghị sĩ E. Roi-xơ và D. Lốp-grin, đã đưa ra Ủy ban quan hệ quốc tế Hạ viện Hoa Kỳ dự luận HR 1019, với tiêu đề hết sức nhân quyền: "thúc đẩy tự do thông tin ở Việt Nam". Họ lấy cớ Việt Nam tuy đã tham gia Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, nhưng đã không thực hiện các quyền tự do về tư tưởng, đặc biệt là quyền tự do về thông tin. Không ít người nhẹ dạ đã tin vào luận điệu đó. Vậy sự thật quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề này như thế nào? Có phải Việt Nam đang vi phạm các quyền con người trên lĩnh vực tư tưởng, báo chí và thông tin không?
    Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị được Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 16-12-1966. Việt Nam là thành viên thứ 140 công ước này. Mặc dù Chính phủ ta chưa phê chuẩn hai nghị định thư không bắt buộc(1), song Nhà nước ta không bảo lưu điều nào trong công ước này. Tuy nhiên, phải nói rằng, không chờ đến khi tham gia công ước về các quyền dân sự, chính trị thì Đảng và nhà nưúc ta mới quan tâm tới quyền tự do ngôn luận, báo chí.
    Đi theo con đường của chủ nghĩa Mác-Lênin, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, do Chủ tịch Hồ Chí Minh mở đường, Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo không có mục đích nào khác đem lại độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, nói cách khác là đem lại quyền con người cho dân tộc Việt Nam, trong đó có quyền tự do ngôn luận, báo chí.

    (1) Nội dung hai nghị định thư không bắt buộc là: 1- Các quốc gia thành viên thừa nhận quyền của Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc được nhận và xem xét; xử lý những thông tin từ các cá nhân mà họ cho rằng họ bị vi phạm nhân quyền; 2- Không người nào trong quốc gia thành viên công ước có thể bị hành quyết.
    MỤC LỤC
    1. Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, báo chí là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta
    2. Quyền tự do ngôn luận trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và việc bảo đảm quyền đó ở nước ta
     
Đang tải...