Chuyên Đề Bài báo: Mô hình cấu trúc xã hội tương lai trong "tuyên ngôn của đảng cộng sản"

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài báo: MÔ HÌNH CẤU TRÚC XÃ HỘI TƯƠNG LAI TRONG "TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN"

    Bài báo dài 11 trang:

    "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" là tác phẩm kết thúc giai đoạn hình thành chủ nghĩa Mác, Cương lĩnh đầu tiên của những người công sản - Cương lĩnh giải phóng quần chúng lao động khỏi mọi ách bóc lột, áp bức, bất công. Để giúp phong trào công nhân hiểu rõ những mục tiêu đấu tranh của họ, "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" đã trình bày, lần đầu tiên, dưới dạng tổng quát và có hệ thống những luận điểm về xã hội tương lai. Trong tác phẩm này, xã hội tương lai được Mác và Ăngghen dùng dưới dạng thuật ngữ "xã hội cộng sản chủ nghĩa", nó có ý nghĩa tương đương và không có gì khác biệt với thuật ngữ "xã hội xã hội chủ nghĩa" và được các ông hiểu như là kết quả tất yếu của sự vận động, phát triển lịch sử từ trước tới nay và là xã hội trực tiếp thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa đang thống trị toàn thế giới.
    Trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản", Mác và Ăngghen có dịp đề cập đến sự phát triển của những lĩnh vực cơ bản trong đời sống xã hội, từ nền sản xuất vật chất cho đến vấn đề về sự phát triển ý thức và về cuộc sống chung của con người. Những luận điểm này là sự tiếp tục và có liên quan mật thiết với quan niệm phong phú được Ănghen trình bày trong "Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản", khi ông chỉ ra các hệ quả tất yếu của việc xóa bỏ triệt để chế độ tư hữu. Trong phần trả lời - câu trả lời dài nhất trong toàn bộ tác phẩm - ông đã đề cập một cách tỷ mỷ những phương diện khác nhau của công cuộc cải tạo cộng sản chủ nghĩa. Xuất phát từ việc xã hội nắm lấy lực lượng sản xuất, Ăngghen trình bày rõ giờ đây xã hội sẽ điều tiết sản xuất, trao đổi và phân phối một cách có kế hoạch phù hợp với các phương tiện sẵn có và với nhu cầu phát triển lâu dài. Ông theo dõi việc mở rộng sản xuất trong công nghiệp và nông nghiệp, chỉ rõ việc sản xuất một khối lượng sản phẩm dồi dào có tác dụng thỏa mãn nhu cầu phong phú, đa dạng của các thành viên trong xã hội. Việc xóa bỏ sự phân công lao động vốn có từ trước đến nay khiến cho việc xóa bỏ sự phân chia giai cấp trở thành tất yếu và có khả năng. Việc xóa bỏ sự đối lập giữa thành thị và nông thôn là một kết quả tiếp theo sau. Từ đó, Ăngghen nghiên cứu tỷ mỷ sự biến đổi của con người, do tác động của sự biến đổi sản xuất, cũng như công tác giáo dục con người sẽ phải tính đến những yêu cầu mới đó của xã hội.
    Đến "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" vấn đề chế độ sở hữu được coi là "vấn đề cơ bản của phong trào". Ở đây, Mác và Ăngghen muốn nói đến việc xóa bỏ chế độ tư hữu tư sản hiện đại, là thứ tư hữu vận động giữa hai cực đối lập: Tư bản và lao động. Với việc nêu ra một cách rõ ràng yêu cầu về xóa bỏ chế độ tư hữu, trong quá trình thảo luận cương lĩnh, yêu cầu mơ hồ về "chế độ công hữu" đã bị gạt bỏ. Điều quan trọng là phải giải thích rõ thế nào là giải quyết vấn đề sở hữu, vì đang có nhu cầu chống lại những giải thích của giai cấp tư sản về chủ nghĩa cộng sản; theo những giải thích đó thì mục đích của chủ nghĩa cộng sản là xóa bỏ hoàn toàn mọi thứ sở hữu, kể cả sở hữu do lao động mang lại. Vấn đề không phải là xóa bỏ việc các cá nhân người công nhân làm thuê chiếm hữu các sản phẩm lao động để tái sản xuất lại đời sống hàng ngày của mình. Theo Mác và Ăngghen, "chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái quyền chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác"(1). Như vậy, hai ông đã nêu rõ tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt xã hội cộng sản chủ nghĩa với tất cả các chế độ xã hội khác: đó là việc thủ tiêu mọi khả năng nô dịch lao động của người khác, là việc xóa bỏ chế độ người bóc lột người.
    Trong "Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản", Ăngghen đã trình bày tỷ mỷ tính chất và mục đích của sản xuất trong xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trước hết, ông trình bày một tư tưởng cơ bản của quan niệm về chế độ xã hội mới: đó là việc toàn xã hội điều hành sản xuất. Ông viết: "Xã hội sẽ tước khỏi tay bọn tư sản tư nhân việc sử dụng tất cả mọi lực lượng sản xuất và mọi công cụ giao dịch cũng như việc trao đổi và phân phối sản phẩm, xã hội sẽ quản lý tất cả những việc đó phù hợp với kế hoạch đặt ra, căn cứ vào các nguồn lực hiện có và vào nhu cầu của toàn xã hội"(1). Đối với câu hỏi: Xã hội mới đó sẽ như thế nào, ông trả lời: "Trước hết, việc quản lý công nghiệp và tất cả các ngành sản xuất nói chung sẽ không nằm trong tay các cá nhân riêng lẻ cạnh tranh với nhau. Trái lại, tất cả các ngành sản xuất sẽ do xã hội quản lý, tức là sẽ được tiến hành vì lợi ích chung, theo một kế hoạch chung và với sự tham gia của tất cả mọi thành viên trong xã hội. Như vậy, chế độ xã hội mới đó sẽ tiêu diệt cạnh tranh và thay thế cạnh tranh bằng hợp tác"(2).
    Phương thức sản xuất hoàn toàn mới dựa trên cơ sở thủ tiêu chế độ tư hữu là điểm xuất phát để giải quyết theo cách thức mới một loạt vấn đề cơ bản của quá trình phát triển xã hội, trước hết là vấn đề sản xuất và tính kế hoạch của sản xuất. Đóng vai trò quyết định trong việc lập kế hoạch là hai nhân tố sau: Phương tiện sẵn có và nhu cầu của toàn xã hội. Ăngghen xuất phát trước hết từ những phương tiện có sẵn - điều đó chỉ rõ rằng ngay từ đầu chủ nghĩa Mác đã xa lạ với mọi ước vọng hão huyền, phi thực tế. Tính kế hoạch đã được quy định và gắn liền với việc phát triển hết sức mạnh mẽ nền sản xuất, ở đây Ănghen kể đến cả nông nghiệp.
    Việc sản xuất một khối lượng dồi dào sản phẩm lần đầu tiên mở ra khả năng đáp ứng được nhu cầu của tất cả mọi thành viên trong xã hội. Ăngghen đã đánh giá như vậy mục tiêu của nền sản xuất cộng sản chủ nghĩa phụ thuộc vào những tiền đề kinh tế cụ thể. Ông coi việc thỏa mãn các nhu cầu là một quá trình biện chứng. Với việc thỏa mãn nhu cầu của tất cả mọi người, những nhu cầu mới sẽ nảy sinh và đồng thời những phương tiện để thỏa mãn những nhu cầu đó cũng sẽ xuất hiện.
     
Đang tải...