Chuyên Đề Bài báo: Mâu thuẫn và các hình thức giải quyết mâu thuẫn xung đột quốc tế

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài báo: MÂU THUẪN VÀ CÁC HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN XUNG ĐỘT QUỐC TẾ


    Bài báo dài 21 trang:
    I. MÂU THUẪN VÀ XUNG ĐỘT TRÊN THẾ GIỚI THỜI GIAN QUA VÀ HIỆN NAY
    Thế giới là một thể thống nhất. Mọi quốc gia, cộng đồng, giai cấp . đều có quan hệ mật thiết với nhau. Không bộ phận nào của thế giới có thể sống cô lập, tách ra khỏi cộng đồng quốc tế. Song thế giới cũng chứa đầy những mâu thuẫn, có thể dẫn đến những cuộc tranh chấp, xung đột, chiến tranh.
    Chúng ta nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển. Song chúng ta cần tìm hiểu những nguyên nhân va bản chất các mâu thuẫn và xung đột trên thế giới để chủ động ứng phó với mọi tình huống để bảo vệ hiệu quả lợi ích dân tộc, tham gia tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới.
    1. Một số khái niệm cơ bản
    a) Mâu thuẫn quốc tế
    Đó là trạng thái đối lập nhau, xu hướng phủ định lẫn nhau về các lợi ích, các giá trị, giữa các lực lượng trên thế giới bao gồm các quốc gia, giai cấp quốc tế, liên minh liên kết, hệ thống xã hội, hệ tư tưởng .
    Trong những mâu thuẫn quốc tế thì mâu thuẫn giữa các quốc gia, các khối quốc gia có vị trí quan trọng nhất, đặc biết là giữa các nước lớn. Trên thế giới ngày nay, bất cứ mâu thuẫn nào giữa hai quốc gia cũng liên quan đến các nước trong cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước lớn.
    Hiện nay, cơ chế quốc tế quan trong nhất để giải quyết xung đột quốc tế là Liên hợp quốc, trong đó 5 nước lớn là Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an có vai trò chủ chốt. Các yếu tố về công pháp quốc tế, thông lệ quốc tế . có vị trí quan trọng hàng đầu trong việc giải quyết mâu thuẫn quốc tế. Tuy nhiên quyết định trực tiếp trong việc giải quyết các mâu thuẫn, xung đột quốc tế không phải các thể chế mà là sự vận động nội tại của bản thân các mặt đối lập trong mâu thuẫn, là tương quan lực lượng giữa các mặt đối lập.
    b) Xung đột quốc tế
    Xung đột là mâu thuẫn gay gắt giữa hai hoặc một số quốc gia, lực lượng về những lợi ích cụ thể dẫn đến việc đôi bên sẵn sàng sử dụng hoặc sử dụng các phương pháp không hòa bình trong phạm vi hạn chế để tấn công hoặc tự vệ nhằm giải quyết tranh chấp theo chiều hướng có lợi cho mình. Xung đột có nhiều mức độ, có thể phát triển lên mức cao nhất là chiến tranh. Các sách báo còn sử dụng thuật ngữ: "khủng hoảng" hay "khủng hoảng quân sự" khi đôi bên đứng trước khả năng diễn ra xung đột, khi xung đột leo thang tới mức có thể dẫn đến chiến tranh. Xung đột phải có hai bên tham gia, nếu chỉ một bên hành động đơn phương thì chưa phải là xung đột.
    c) Quan hệ giữa mâu thuẫn quốc tế và xung đột quốc tế
    Xung đột có nguyên nhân là mâu thuẫn, xung đột là biểu hiện của mâu thuẫn phát triển đến mức độ nhất định. Mâu thuẫn không nhất thiết dẫn đến xung đột; mâu thuẫn có dẫn đến xung đột hay không còn tùy thuộc vào nhiều nhân tố khách quan và chủ quan, tình hình quốc tế tương quan lực lượng giữa các bên, chiến lược đối ngoại của các bên, sự can thiệp của các lực lượng quốc tế, nhất là các nước lớn. Cũng như chiến tranh, xung đột vũ trang thường là tiếp nối của đấu tranh chính trị. Các cuộc xung đột tương đối lớn có quan hệ mật thiết với đường lối chính trị, chiến lược đối ngoại biểu hiện quan hệ giai cấp, quan hệ kinh tế, chính trị xã hội của mỗi quốc gia tham gia xung đột. Đương nhiên cũng có những cuộc xung đột, thường là nhỏ, ngoài ý muốn của một bên, thậm chí cả đôi bên, nhưng chúng vẫn diễn ra bởi những lý do khách quan mang tính ngẫu nhiên. Những cuộc xung đột tương đối lớn là kết quả của sự phát triển lôgíc các mâu thuẫn dân tộc, giai cấp, thường nằm trong sự tính toán chiến lược của các bên, ít nhất là một bên tham gia xung đột. Xung đột phát triển theo hai khả năng. Khả năng thứ nhất là các bên đều không muốn mở rộng và kéo dài xung đột, tìm được giải pháp bằng con đường ngoại giao. Khả năng thứ hai là xung đột leo thang dẫn đến chiến tranh. Khả năng này có những nguyên nhân khách quan (quốc tế) và chủ quan phức tạp. Đối với mâu thuẫn giữa hai quốc gia hoặc hai nhóm quốc gia, xung đột có thể dẫn đến hai trường hợp:
    - Trường hợp thứ nhất: Nó làm cho mâu thuẫn sâu sắc, phức tạp thêm.
    - Trường hợp thứ hai: Sau cuộc xung đột, mâu thuẫn sẽ phát triển theo hướng khác, có thể hòa dịu hơn. Giữa hai quốc gia có mâu thuẫn, nếu giải quyết được mâu thuẫn sẽ loại trừ được nguyên nhân cơ bản của xung đột. Nhưng có thể xung đột được giải quyết mà mâu thuẫn vẫn tồn tại, thậm chí còn phức tạp thêm.
     
Đang tải...