Chuyên Đề Bài báo: Hệ thống chính sách đối ngoại việt nam trước đổi mới (1986)

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài báo: HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TRƯỚC ĐỔI MỚI (1986)

    Bài báo dài 55 trang:
    A- ĐƯỜNG LỐI QUỐC TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945
    I- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới
    Sau nhiều năm kiên trì truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng trong nước đã chín muồi các điều kiện cho sự ra đời chính đảng macxit-lêninit ở Việt Nam. Từ ngày 3 đến 7/2/1930, dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản (ĐCS) Việt Nam đã diễn ra tại Hương Cảng (Trung Quốc). ĐCS Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử, là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam. Cùng với việc thành lập Đảng về mặt tổ chức, Hội nghị thông qua “Chánh cương vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt”, “Điều lệ vắn tắt” xác định đường lối và sách lược cơ bản của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Chánh cương đề ra mục tiêu “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”. Đến tháng 10/1930, Hội nghị Trung ương lần thứ I đưa ra Luận cương chính trị của Đảng do đồng chí Trần Phú khởi thảo. Hai văn kiện có tính chất cương lĩnh này tuy có chỗ khác nhau, nhất là trong sách lược tập hợp lực lượng cách mạng trong nước, song điều quan trọng là cả hai văn kiện đều nhất quán trong việc xác định những nhân tố chủ yếu hình thành đường lối quốc tế của cách mạng Việt Nam, đặt nó trong chuyển biến lực lượng thế giới, tìm thấy sức mạnh bên ngoài cần thiết cho công cuộc giải phóng của các dân tộc Đông Dương. Cách mạng Việt Nam và Đông Dương được xác định là một bộ phận của cách mạng thế giới, do đó mọi “hành động phản đế ở Đông Dương phải có tính chất quốc tế”(1), cách mạng Đông Dương “phải liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản thế giới, nhất là quần chúng vô sản Pháp”(2).
    Trong đường lói quốc tế, Đảng luôn coi trọng việc mở rộng quan hệ giữa cách mạng Việt Nam, cách mạng Đông Dương với các lực lượng cách mạng bên ngoài. Đi đôi với nhiệm vụ được đề ra là “ủng hộ Liên bang Xô viết”, từ năm 1931, nhằm góp phần tạo thêm sức mạnh cho trào lưu cách mạng châu Á, chống mưu đồ cấu kết của thực dân Pháp, Anh, Hà Lan gia tăng bóc lột và thực hành chính sách khủng bố ở các thuộc địa châu Á, đồng thời đối phó với thế lực bành trướng của quân phiệt Nhật, phong trào cách mạng Đông Dương dưới sự lãnh đạo của Đảng kết hợp với cuộc đấu tranh vì tự do độc lập ở các nước châu Á, góp phần tích cực vào việc hình thành mặt trận “Đại đồng minh phản đế quốc chủ nghĩa và mưu dân tộc độc lập” châu Á. Các hội phản đế Đông Dương hình thành và trở thành bộ phận của mặt trận chung với nhiệm vụ “mưu việc hoàn toàn độc lập cho xứ Đông Dương và bênh vực phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và bán thuộc địa”. Cách mạng Đông Dương bắt đầu có liên hiệp hành động với phong trào đấu tranh chống ách thống trị thực dân ở Trung Quốc, Ấn Độ, Mã Lai, Thái Lan.
    Tháng 7/1935, Đại hội VII Quốc tế Cộng sản công nhận ĐCS Đông Dương là chi bộ chính thức của Quốc tế, là lực lượng tiền phong của cách mạng giải phóng các dân tộc Đông Dương. Công cuộc phản đế, giành tự do độc lập dân tộc Đông Dương, dưới sự lãnh đạo của Đảng trở thành bộ phận của trào lưu cách mạng thế giới, ngày càng phát triển theo con đường gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội (CNXH).
    Trước những chuyển biến của tình hình thế giới và khu vực trong những năm 1936 - 1939, đường lối quốc tế của Đảng chuyển mạnh sang việc hình thành Mặt trận dân chủ chống phát xít ở Đông Dương, từng bước đưa hoạt động của Đảng sang thế công khai, hợp pháp. Tháng 1/1935, Mặt trận nhân dân Pháp thành lập và sau đó thắng cử đưa đến việc thành lập chính phủ cánh tả do Leon Blum đứng đầu, ban hành chính sách cải cách dân chủ ở Pháp và các thuộc địa. Trong tình hình đó, Đại hội Đảng lần thứ I (3/1935) đã đề ra phương hướng về đường lối mới cho cách mạng Đông Dương, tập trung vào nhiệm vụ “chống đé quốc chiến tranh” và lập “Mặt trận nhân dân phản đế”, sau đổi thành Mặt trận dân chủ Việt Nam - Đông Dương. Các hội nghị TƯ tiếp theo của Đảng chỉ rõ cách mạng Đông Dương lúc này “nên chú ý phát triển về đường dân tộc giải phóng mà không nên chỉ chú trọng phát triển về đường giai cấp đấu tranh”(3). Từ tư tưởng cốt lõi đó, đường lối đấu tranh giải phóng dâ tộc ở Đông Dương 1936-1939 có những thay đổi quan trọng. Mục tiêu của cách mạng lúc này không chỉ nhằm đánh đổ đế quốc Pháp và giai cấp dịa chủ phong kiến mà là chống chế độ phản động thuộc địa và bọn tay sai, coi vấn đề “đế quốc chiến tranh là nhiệm vụ của Đảng và các đoàn thể cách mạng”, nhấn mạnh sự cấp thiết phải thành lập “Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương” (1936) và sau chuyển thành “Mặt trận dân chủ Đông Dương” (1938). Hình thức vận động cách mạng từng bước chuyển sang thế hợp pháp, công khai.
    Thực thi những nhiệm vụ chiến lược đó, mối quan hệ quốc tế của cách mạng Đông Dương cũng có những chuyển biến thích hợp. Đi đôi với đẩy mạnh phong trào đấu tranh vì dân sinh, dân chủ, chống chiến tranh đế quốc, Đảng đã nêu ra trong phương hướng hoạt động của Mặt trận phản đế vấn đề “ủng hộ Liên bang Xô Viết, ủng hộ cách mạng Pháp, cách mạng Trung Quốc, cách mạng thế giới” nhằm tập hợp lực lượng dân tộc, dân chủ bên trong và bên ngoài, hướng đúng vào kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương và nhân dân tiến bộ thế giới. Mặt trận dân chủ Đông Dương đã tăng cường sự phối hợp hoạt động với các tổ chức dân chủ của người Pháp, người Hoa . tổ chức các hoạt động quốc tế trên đất Đông Dương. ĐCS Đông Dương với tư cách là thành viên của Mặt trận đã phối hợp đã phối hợp với phân bộ Đảng Xã hội Pháp ở Đông Dương đã đứng ra tổ chức các cuộc sinh hoạt quần chúng nhân các sự kiện lịch sử lớn của thế giới như tổ chức kỷ niệm ngày 1/5 rộng khắp các thành phố năm 1938. Mặt trận đã cùng với Hội nhân đạo Pháp ở Đông Dương và chi nhánh của Đảng Xã hội Pháp ở miền Bắc đứng ra tổ chức Hội chợ để quyên tiền giúp các nạn nhân chiến tranh ở Trung Quốc với khẩu hiệu “giúp Trung Quốc tức là giúp mình”. Sự phối hợp đó đã tạo ra cơ sở thuận lợi để lực lượng cách mạng Đông Dương giành lợi thế cho vận động tuyên truyền đường lối cách mạng, chống lại xu hướng Tơrốtkít cực đoan. Hàng loạt sách báo tiến bộ được phát hành nhằm giới thiệu chủ nghĩa Mác - Lênin, Liên bang Xô viết, cuộc cách mạng ở Trung Quốc, Mặt trận nhân dân Pháp, Mặt trận nhân dân chống phát xít Tây Ban Nha . Mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với các trào lưu dân chủ, hoà bình và độc lập dân tộc trên thế giới, nhất là ở châu Âu và châu Á, cũng được mở rộng thông qua cơ quan lãnh đạo hải ngoại của Đảng ở Nam Trung Quốc và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, Lê Hồng Phong ở Liên Xô, Trung Quốc .
    Đặt cách mạng Việt Nam trong quỹ đạo trào lưu cách mạng thế giới là một bộ phận trí tuệ không thể thiếu trong quá trình Đảng ta lựa chọn và quyết định con đường đưa cách mạng nước ta tiến lên. Gắn cuộc đấu tranh của dân tộc ta với xu thế thời đại, tạo ra sức mạnh liên hoàn có lợi cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân ta cũng như của nhân dân và các dân tộc trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội là luận điểm cơ bản của Đảng ta và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong quan hệ quốc tế, góp phần trực tiếp đưa đến sự hoạch định đường lối quốc tế và chính sách đối ngoại đúng đắn hợp thời đại của cách mạng Việt Nam thế kỷ XX. Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Chính vì biết kết hợp phong trào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế và của các dân tộc bị áp bức mà Đảng ta đã vượt qua được mọi khó khăn, đưa giai cấp công nhân và nhân dân nước ta đến những thắng lợi vẻ vang ngày nay”(4).
     
Đang tải...