Chuyên Đề Bài báo: Đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở việt nam thời kỳ trước đổi mới (1954 - 19

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài báo: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1954 - 1985)

    Bài báo dài 38 trang:
    1. Bối cảnh hình thành và phát triển đường lối xây dựng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1954 - 1985.
    Trong giai đoạn này tình hình quốc tế và trong nước có những điểm nổi bật sau đây:
    1.1. Chiến tranh lạnh và sự đối lập giữa hai hệ thống thế giới: Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
    Ba dòng thác cách mạng: Phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc và hệ thống xã hội chủ nghĩa, dâng lên mạnh mẽ. Ở một số nước tư bản chủ nghĩa các Đảng cánh tả giành được nhiều ghế trong nghị viện, có ảnh hưởng lớn trong đời sống chính trị. Các nước tư bản chủ nghĩa, đứng đầu là Mỹ, lập ra nhiều khối liên minh quân sự (NATO, CENTO, SEATO) và lập nhiều căn cứ quân sự để đối đầu với Liên Xô và hệ thống XHCN thế giới, đồng thời tham gia vào nhiều vụ lật đổ, bạo loạn đẫm máu (sát hại tổng thống Lumumba ở Công gô năm 1961; đứng sau cuộc đảo chính ở Indonesia của tướng Mohammad Shuharto tháng 1 - 1965 với 700 ngàn người bị bỏ tù và 500 ngàn người bị giết, tổ chức đảo chính đẫm máu ở Chi-Lê do tướng Augusto Pinochet cầm đầu tháng 9/1973 với 30 ngàn người bị thủ tiêu bí mật, 4 ngàn người bị giết tại chỗ; Mỹ đưa quân vào xâm lược miền Nam Việt Nam và đánh phá miền Bắc bằng không quân Trước đà phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ nền kinh tế ở nhiều nước TBCN phát triển lâm vào cuộc khủng hoảng cơ cấu.
    Gần 50 nước giành độc lập dân tộc hướng về Liên Xô, tìm thấy ở Liên Xô một người bạn lớn.
    Cho đến cuối những năm 70 mô hình XHCN theo cơ chế kế hoạch hoá, tập trung bao cấp, chưa bộc lộ khuyết tật, đang có sức sống mãnh liệt, vượt biên giới một nước, hình thành hệ thống XHCN thế giới, thể hiện niềm mơ ước của nhân loại. Liên Xô dự tính chỉ cần hai kế hoạch 7 năm, vào khoảng 1972 - 1973 sẽ xây dựng xong cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa cộng sản. Tháng 10/1957 Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên vào vũ trụ; tháng 11/1960 đưa Yuri Gagarin bay vào vũ trụ. Cuối năm 1963 Liên Xô hạ thuỷ tầu phá băng chạy bằng năng lượng nguyên tử mang tên Lênin Liên Xô đạt nhiều thành tựu rực rỡ trong các lĩnh vực khoa học, văn học, nghệ thuật
    1.2. Hội nghị Quốc tế các Đảng Cộng sản và công nhân lần I họp tại Matxcơva vào tháng 11/1957 và lần II vào tháng 11/1960; nêu lên những nguyên lý chung về xây dựng chủ nghĩa xã hội. (Sự lãnh đạo của giai cấp công nhân mà hạt nhân là Đảng Mác - xit - Lêninnit, thiết lập nền chuyên chính vô sản dưới hình thức này hay hình thức khác; liên minh giai cấp giữa công nhân và quần chúng cơ bản trong nông dân và các tầng lớp lao động khác; thủ tiêu chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa và xây dựng chế độ sở hữu công cộng; cải tạo nông nghiệp theo chủ nghĩa xã hội; phát triển kinh tế có kế hoạch; thực hiện cách mạng tư tưởng văn hoá )1.
    Hội nghị lần II khẳng định: “Đặc điểm chủ yếu của thời đại chúng ta là hệ thống XHCN thế giới trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người”.
    “Hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới đang ở trong tình trạng suy sụp và tan rã sâu sắc”.
    “Các Đảng cộng sản và công nhân các nước xã hội chủ nghĩa coi nghĩa vụ quốc tế của mình là giải quyết trong một thời gian ngắn nhất nhiệm vụ lịch sử là vượt hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới về sản lượng tuyệt đối của công nghiệp và nông nghiệp, kế đó vượt cả những nước TBCN có nền kinh tế phát triển nhất về sản lượng tính theo đầu người và về mức sống”.
    “Kinh nghiệm của Đảng cộng sản Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH và chủ nghĩa cộng sản, có ý nghĩa nguyên tắc đối với toàn bộ phong trào cộng sản quốc tế”2.
    1.3. Từ 1954 đến 1975 nước ta tạm thời bị chia làm hai miền, tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời làm cơ sở vững chắc để thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước. Từ tháng 5/1975 đến 1985, cả nước thống nhất nhưng lại xảy ra chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc. Bởi vậy, từ 1954 đến 1985 miền Bắc cũng chỉ được 8 năm hoà bình. Tình hình trên khiến cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội chịu sự chi phối không những của các quy luật kinh tế mà còn chịu tác động của các quy luật của chiến tranh.
     
Đang tải...