Chuyên Đề Bài báo: độc lập tự do trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài báo: ĐỘC LẬP TỰ DO TRONG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH


    Bài báo dài 8 trang:
    Học tập, quán triệt, làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh theo Nghị quyết Đại hội X đã và đang trở thành một phong trào rộng lớn trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Phong trào này đang thu hút sự quan tâm của các giai tầng xã hội, đáp ứng nhiều đòi hỏi bức xúc của sự nghiệp cách mạng, đặc biệt là khẳng định và củng cố nền tảng tư tưởng của Đảng và xã hội ta, góp phần bác bỏ âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch đi từ "hạ bệ thần tượng", xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đến đưa xã hội ta vào quỹ đạo tư bản chủ nghĩa.
    Làm sáng tỏ nguồn gốc, bản chất, đặc điểm tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh sẽ góp phần làm cho cuộc vận động này đi vào chiều sâu, không chỉ trong thực tiễn mà còn trong hoạt động tư tưởng - lý luận, không chỉ cho giai đoạn cách mạng hiện nay mà còn bảo đảm cho sự phát triển bền vững của xã hội ta.
    Đạo đức và tư tưởng đạo đức là hai khái niệm có quan hệ mật thiết với nhau nhưng không phải là một. Đạo đức Hồ Chí Minh là những biểu hiện sinh động trong cách ứng xử mẫu mực của Người với mọi người, với sự việc và với chính mình. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một hệ thống các giá trị đạo đức của dân tộc gắn với lý luận cách mạng tiên tiến của thời đại mà Người đã tiếp thu lựa chọn, phát triển sáng tạo trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, trước hết và cơ bản là chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngoài ra, phải kể đến học thuyết của Khổng Tử, tinh thần nhân đạo của Phật giáo và Thiên chúa giáo như người đã từng nói. Tư tưởng của các nhà Khai sáng và của các cuộc cách mạng dân tộc tư sản giữ một vị trí quan trọng trong nhận thức của Người trước khi gặp chủ nghĩa Mác - Lênin. Lý tưởng độc lập, tự do gắn liền với đạo đức truyền thống của dân tộc đó là điểm đặc sắc nhất trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
    Trong các quy phạm xã hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo; các quy ước của cộng đồng (hương ước) thì đạo đức là một quy phạm mang tính tổng hợp, bao quát các quy phạm khác. Đạo đức là giá trị chung của một cộng đồng - thông thường là giá trị của một dân tộc. Đạo đức là sự chọn lọc những cách ứng xử hài hóa, phù hợp với quy luật tự nhiên, giữa người với người, trong gia đình và xã hội, giữa mỗi người với cộng đồng - với quốc gia, dân tộc và với bản thân mình. Đạo đức được hình thành trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Đối với nhân dân ta, đó còn là quá trình đấu tranh để giữ nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Đạo đức thông thường là sự kết tinh của những giá trị xã hội được hình thành trong quá khứ. Đạo đức đóng góp cho việc xây dựng các quan hệ xã hội hiện tại và tương lai từ quỹ đạo vốn có của nó, từ kinh nghiệm của các thế hệ trước. Do đó, đạo đức truyền thống khó có thể tránh khỏi những hạn chế nào đó đối với xã hội, bởi sức ỳ của nó. Đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết nối các giá trị của quá khứ, hiện tại với tương lai, đồng thời đó còn là sự tích hợp các giá trị đạo đức dân tộc với những tinh hoa tư tưởng chính trị, văn hóa của nhân loại.
    Đạo đức Hồ Chí Minh trước hết đó là sự kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc: Đó là lòng yêu thương con người, "thương người như thể thương thân"; đó là ý thức về mối quan hệ mật thiết giữa gia đình và Tổ quốc, "nước mất thì nhà tan"; đó là sự cố kết của một cộng đồng đa dân tộc, "bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy là khác giống nhưng chung một giàn".
    Trong Di chúc, người mong muốn Đảng phải có kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa để không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân và Người để lại muôn vàn tình thương yêu cho hậu thế.
    Là một dân tộc sống ở khu vực địa lý khắc nghiệt, thường xuyên phải chống chọi với thiên nhiên, là nơi giao lưu và cầu nối giữa các vùng kinh tế - văn hóa - Bắc - Nam, Đông - Tây, luôn bị các thế lực ngoại bang nhòm ngó, xâm lược. Để tồn tại và phát triển, người Việt Nam không thể không rèn luyện bản lĩnh kiên cường, dũng cảm trong đấu tranh vũ trang, cần cù, nhẫn nại trong lao động; cần kiệm, khiêm tốn trong sinh hoạt. Những phẩm chất này đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tư tưởng và nếp sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
     
Đang tải...