Chuyên Đề Bài báo: Dân chủ và nhân quyền trong thời kỳ đổi mới ở nước ta

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài báo: DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA


    Bài báo dài 7 trang:
    Mục tiêu - dân tộc độc lập, đất nước hòa bình, thống nhất; nhân dân được tự do, hạnh phúc; xã hội dân chủ, công bằng, đoàn kết, văn minh là lý tưởng, là "mong muốn tột bậc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là mục tiêu của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Tư tưởng này được thực hiện nhất quán, xuyên suốt các giai đoạn cách mạng Việt Nam từ khi Đảng được thành lập (1930) đến nay. Xét về bản chất, những mục tiêu trên của Đảng ta chính là nội dung, bản chất của quyền con người.
    Tư tưởng "Tự do, Bình đẳng, Bác ái" của cuộc cách mạng dân chủ tư sản Pháp (1789) đã từng hấp dẫn Nguyễn Tất Thành ngay từ tuổi vị thành niên, trước khi Người ra đi tìm đường cứu nước. Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, trong Tuyên ngôn độc lập đọc tại quảng trường Ba Đình (2-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc lại hai bản Tuyên ngôn bất hủ của cách mạng Mỹ và Pháp, đồng thời phát triển tư tưởng về quyền con người của cá nhân thành quyền của các dân tộc. Người nói: "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng . Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ, suy rộng ra câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và tự do".
    Tư tưởng về quyền dân tộc tự quyết của nhân dân Việt Nam mà Hồ Chí Minh đã tuyên bố chẳng những đã khẳng định nền tảng chính trị - pháp lý của dân tộc ta mà còn là một đóng góp, phát triển sáng tạo tư tưởng nhân quyền của nhân loại trong thế kỷ XX. Bởi vì, tư tưởng nhân quyền, được cộng đồng quốc tế thừa nhận trong các văn kiện pháp lý của Liên hợp quốc cho đến trước Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (năm 1966) mới chỉ là các quyền của cá nhân. Như vậy, có thể nói, quyền con người với tư cách là quyền tập thể đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định sớm hơn sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế trên 20 năm.
    Sau khi giành được độc lập, trong các thời kỳ lịch sử tiếp theo bao gồm hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại, chống thực dân Pháp (1946 - 1954) và đế quốc Mỹ (1954 - 1975), cho đến thời kỳ đổi mới, mở đầu từ Đại hội VI (1986), mục tiêu vì độc lập dân tộc, tự do - hạnh phúc của nhân dân, hay nói cách khác vì các quyền con người của nhân dân ta tiếp tục được khẳng định và mở rộng.
    Tuy nhiên, việc bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của nhân dân ta còn tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể và một phần phụ thuộc vào nhận thức của Đảng và Nhà nước ta.
    Trong thời kỳ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, thì mục tiêu ưu tiên tất yếu phải là quyền tập thể. Nói cách khác, phải giành ưu tiên cho nhiệm vụ bảo vệ nền độc lập dân tộc. Nói như vậy không có nghĩa trong thời kỳ này Đảng ta không quan tâm đến các quyền của cá nhân. Hiến pháp đầu tiên, Hiến pháp 1946 cũng như trong nhiều chính sách và các đạo luật của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã khẳng định tôn trọng và bảo vệ các quyền công dân - bộ phận chủ yếu của quyền con người. Trong điều kiện của chiến tranh ác liệt, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, đem lại quyền lợi vật chất và tinh thần cho đại bộ phận nhân dân ngay trong thời kỳ kháng chiến, như chống "giặc đói, giặc dốt", giảm tô, giảm tức, cải cách ruộng đất v.v .
     
Đang tải...