Chuyên Đề Bài báo: Chủ nghĩa mác - lênin, tư tưởng hồ chí minh về quyền con người

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài báo: CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN CON NGƯỜI


    Bài báo dài 10 trang:
    I. CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
    1. Chủ nghĩa Mác về quyền con người
    Trong lịch sử ra đời và phát triển tư tưởng về quyền con người, C. Mác và Ph. Ăng ghen có những đóng góp vô cùng quan trọng. Sau đây là những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác về quyền con người.
    a) Quyền con người là một phạm trù lịch sử, mang tính giai cấp
    Kế thừa các tư tưởng tiến bộ về quyền con người, C. Mác, Ph. Ăng ghen khẳng định và đề cao con người và quyền con người, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. C. Mác đồng tình với các quan điểm, nhân quyền không phải là bẩm sinh, không phải do sự ban phát của một lực lượng siêu nhiên nào đó, mặc dù nhân quyền xuất phát từ nhân phẩm, từ cái vốn có của con người.
    Theo C. Mác, quyền con người cũng như những hình thái ý thức khác như quan điểm chính trị, đạo đức, pháp luật, văn hóa - nghệ thuật . thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội, là sản phẩm của những phương thức sản xuất nhất định. C. Mác phê phán quan điểm nhân quyền trừu tượng, phi lịch sử. Với C. Mác, "con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội"(1). Chính vì vậy ông nói: "Quyền không bao giờ có thể ở mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa do chế độ kinh tế đó quyết định"(2). Như vậy, có thể nói, quyền con người là một phạm trù lịch sử tương ứng với các hình thái kinh tế - xã hội. Mỗi một phương thức sản xuất, mỗi hình thái kinh tế - xã hội tồn tại một quan niệm, một khả năng bảo đảm quyền con người. Nói cách khác, mỗi phương thức sản xuất là một khuôn khổ của sự tồn tại quan niệm và hình thức bảo đảm quyền con người.
    Trong bất cứ chế độ xã hội nào, mỗi người đều có những quan hệ nhất định giữa mình với người khác, với cộng đồng và với nhà nước. Chỉ có trong quan hệ xã hội, con người mới thể hiện nhân cách của mình. C. Mác đã nói: "Con người là sự tổng hòa các quan hệ xã hội". Các quan hệ xã hội là cơ sở của quyền và nghĩa vụ. Những đòi hỏi quyền tách rời với nghĩa vụ là trái với bản chất xã hội của nhân quyền.
    Quyền con người, cũng như pháp luật được quy định bởi nhà nước. Nói cách khác, việc bảo đảm quyền nói chung, mức độ bảo đảm quyền tùy thuộc vào chế độ chính trị, vào nhà nước.
    C. Mác đã chỉ ra quan niệm "con người tự nhiên", "quyền tự nhiên" thật ra luôn luôn gắn liền với lợi ích chính trị của giai cấp cầm quyền, ông viết: "Sự cấu thành nhà nước chính trị và sự phân giải xã hội công dân thành từng cá nhân độc lập, - quan hệ qua lại của họ được biểu thị trong pháp quyền, cũng như quan hệ qua lại giữa những con người thuộc chế độ đẳng cấp và phường hội được biểu thị ở đặc quyền, - được thực hiện trong cùng một hành vi. Những con người với tư cách là một thành viên xã hội công dân, con người phi chính trị nhất định phải xuất hiện như một con người tự nhiên. Droits de L'homme xuất hiện dưới dạng droits naturels bởi vì thứ hoạt động giả định sự tự ý thức được tập trung vào trong hành vi chính trị. Con người vị kỷ là kết quả thụ động, chỉ là kết quả đã tìm thấy sẵn của một xã hội đã tan rã, là đối tượng của tính xác thực trực tiếp, do đó là đối tượng tự nhiên"(1).
    C. Mác đã đồng tình với Hêghen, khi ông phê phán quan niệm nhân quyền tự nhiên, "về nhân quyền, "sự phê phán" không thể nói ra điều nào có tính phê phán hơn điều mà Hêghen đã nói - nhân quyền không phải là bẩm sinh mà là sản sinh trong lịch sử"(2).
    Là sản phẩm của phương thức sản xuất, của nhà nước và pháp luật, nhân quyền không thể không phản ánh mâu thuẫn xã hội và lợi ích của giai cấp thống trị. C. Mác đã chỉ ra rằng: "Nhà nước hiện đại thừa nhận nhân quyền và nhà nước cổ đại thừa nhận chế độ nô lệ là cùng một ý nghĩa. Nghĩa là giống như cơ sở tự nhiên của nhà nước cổ đại là chế độ nô lệ, cơ sở tự nhiên của nhà nước hiện đại là xã hội thị dân là con người của xã hội thị dân, tức là con người độc lập, chỉ liên hệ với người khác thông qua cái nút là lợi ích tư nhân và tính tất yếu tự nhiên vô ý thức tức là kẻ nô lệ cho doanh nghiệp của mình, nô lệ cho nhu cầu hám lợi riêng của mình và người khác"(3).
    C. Mác và Ph. Ăng ghen cũng đã chỉ ra tính quốc tế, tính phổ biến của nhân quyền, gắn liền với sự mở rộng của kinh tế tư bản chủ nghĩa. C. Mác viết: "Một khi sự tiến bộ kinh tế của xã hội đưa vào chương trình nghị sự cái yêu cầu giải thoát khỏi những xiềng xích phong kiến và xác lập sự bình đẳng về pháp quyền bằng cách xóa bỏ những sự bất bình đẳng phong kiến, - thì yêu cầu đó chẳng bao lâu nhất định phải có những quy mô rộng lớn hơn . Và vì người ta không còn sống trong một đế quốc thế giới như đế quốc La Mã trước kia nữa, mà trong một hệ thống những quốc gia độc lập, quan hệ với nhau trên một cơ sở bình đẳng . cho nên lẽ dĩ nhiên là những yêu sách về tự do và bình đẳng phải được tuyên bố là những quyền của con người"(1).

    (1) C. Mác - Ph. Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 1, tr. 569.
    (2) C. Mác - Ph. Ăngghen, Sđd, tập 19, tr. 19.
    (1) C. Mác - Ph. Ăngghen, Sđd, tập 1, tr. 556.
    (2) C. Mác - Ph. Ăngghen, Sđd, tập 2, tr. 173.
    (3) C. Mác - Ph. Ăngghen, Sđd, tập 2, tr. 172, 173.
    (1) C. Mác - Ph. Ăngghen, Sđd, tập 20, tr. 152-153.
    MỤC LỤC
    I. CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
    1. Chủ nghĩa Mác về quyền con người
    a) Quyền con người là một phạm trù lịch sử, mang tính giai cấp
    b) Quyền con người trong chủ nghĩa tư bản là những quyền hạn hẹp và hình thức
    c) Quyền con người trong xã hội cộng sản chủ nghĩa
    d) Đóng góp của V.I. Lênin về quyền con người
    II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
     
Đang tải...