Báo Cáo Bài báo cáo thực tập thực tế môi trường các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
    I.1 Vị trí địa lý
     ĐBSCL (Đồng Bằng Sông Cửu Long) nằm kéo dài từ 8°30’ đến 11°00 vĩ Bắc; 104°35’ đến 107°00 kinh Đông. Nằm ở cực nam của đất nước, là phần cuối cùng của lưu vực sông Mêkông với tổng diện tích tự nhiên là 3,96 triệu ha bằng 5% diện tích toàn lưu vực.
     Diện tích đồng bằng là 39.700 km2, bao gồm 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Bến Tre, và thành phố Cần Thơ.
    I.2 Địa chất
    Nếu so với đồng bằng sông Hồng, ĐBSCL có tuổi thành tạo xưa hơn nhiều - ít nhất cũng cách đây cả hằng triệu năm. Vùng ĐBSCL được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu.
    I.2.1 Lịch sử hình thành đá móng
     Lịch sử ĐBSCL nằm trọn vẹn trong 2 đại Mezozoic và Kainozoic (trung sinh và cận sinh) lập nên một móng đá cứng.
     Móng đá trải qua 2 thời kỳ xáo trộn mãnh liệt do hoạt động tách dãn đáy biển Đông ở ngoài khơi và đới toạt nứt của vịnh Thái Lan.
     Vào thời cận sinh, móng đá bị phủ bởi trầm tích phong phú, mà chiều dày đã được giải đoán địa chấn, và tam giác châu có chiều dày về phía Đông Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...