Chuyên Đề Bài báo: Cách mạng việt nam với quyền con người

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài báo: CÁCH MẠNG VIỆT NAM VỚI QUYỀN CON NGƯỜI


    Bài báo dài 9 trang:
    Cách đây vừa tròn 10 năm, cũng tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nay là Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo kỷ niệm 50 năm ngày ra đời Bản Tuyên ngôn thế giới về quyền con người. Mười năm sau, hôm nay cũng tại đây chúng ta Hội thảo kỷ niệm 60 năm ngày ra đời Bản Tuyên ngôn lịch sử này. Tuy nhiên tình hình thế giới và Việt Nam ngày nay đã có những biến đổi sâu sắc. Những mục tiêu, nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và giá trị của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người ngày càng được khẳng định trong đời sống chính trị của nhân loại.
    Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội. Có thể nói trong lịch sử Việt Nam, chưa bao giờ sự hưởng thụ các quyền và tự do cơ bản của người dân cao như trong thời kỳ đổi mới. Sở dĩ có được điều đó là vì đổi mới là sự kế thừa những thành quả của các giai đoạn cách mạng trước đây, đồng thời là nhờ những sáng tạo và nỗ lực to lớn của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
    Quyền con người ngày nay đã có môi trường thuận lợi hơn để phát triển, đó là Nhà nước pháp quyền XHCN, của dân, do dân và vì dân; là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; là nền dân chủ XHCN và khối đại đoàn kết toàn dân.
    Uy tín quốc tế của Việt Nam được tăng lên đáng kể. Việt Nam đã được bầu vào ủy ban nhân quyền, nay là Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2001 - 2003). Hiện nay Việt Nam đang là ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc
    Sự ra đời của Liên hợp quốc, năm 1945 đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử quan hệ quốc tế. Mặc dù các quốc gia, dân tộc vẫn còn sự khác biệt, mâu thuẫn về hệ tư tưởng, lợi ích chính trị, kinh tế song từ đây các quốc gia đã có thể giải quyết những bất đồng và hợp tác với nhau dựa trên các nguyên tắc: bình đẳng, tôn trọng chủ quyền quốc gia và giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Các nguyên tắc này được ghi trong Hiến chương của Liên hợp. Cũng trong văn kiện này, quyền con người được xem là một trong ba trụ cột của Hiến chương và hoạt động của tổ chức này (bao gồm an ninh, phát triển và quyền con người). Không phủ nhận rằng thế giới ngày nay vẫn đang tồn tại những lực lượng chính trị mà hoạt động của họ đã vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, song không phải vì vậy mà những tư tưởng cao cả của bản Tuyên ngôn thế giới về quyền con người mất đi những giá trị của mình.
    Tuyên ngôn không phải là một văn kiện có tính ràng buộc về mặt pháp lý như các công ước song giá trị Chính trị, đạo lý và cả pháp lý của văn kiện này cao hơn tất cả các văn kiện nhân quyền khác, bao gồm cả các điều ước quốc tế trên lĩnh vực này.
    Ra đời cách đây 60 năm, Tuyên ngôn không thể tránh khỏi những hạn chế lịch sử, như thể hiện mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của cá nhân, quyền và trách nhiệm của quốc gia, tính đặc thù về lịch sử và văn hóa trong việc áp dụng quyền con người Những hạn chế này đã được khắc phục, thể hiện trong Công ước quốc tế về các quyền Dân sự, Chính trị, năm 1966; trong Hội nghị nhân quyền thế giới ở Tê-hê-răng (I-rang), năm 1968 nhất là trong Hội nghị nhân quyền thế giới ở Viên (Áo), năm 1993. "Tuyên bố Viên và Chương trình hành động" nhấn mạnh: "Tất cả các dân tộc đều có quyền dân tộc tự quyết. Với quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do theo đuổi con đường phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa"([1]). Về mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người, văn kiện này viết: "Tất cả các quyền con người đều mang tính phổ cập " song "phải luôn ghi nhớ ý nghĩa của tính đặc thù dân tộc, khu vực và bối cảnh khác nhau về lịch sử, văn hóa "([2]).
    Sở dĩ Tuyên ngôn thế giới về quyền con người chứa đựng được những giá trị đó là vì, văn kiện này ra đời trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt - khi chiến tranh thứ hai kết thúc, khi các quốc gia dân tộc, không phân biệt hệ tư tưởng, chế độ chính trị gặp nhau ở nhận thức chung về những giá trị của quyền con người. Với văn kiện này, quyền con người đã được quốc tế hóa, hình thành Luật quốc tế về quyền con người.
     
Đang tải...