Chuyên Đề Bài báo: Cách mạng việt nam với quyền con người trong thế kỷ XX

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài báo: CÁCH MẠNG VIỆT NAM VỚI QUYỀN CON NGƯỜI TRONG THẾ KỶ XX


    Bài báo dài 13 trang:
    1. Quyền con người giá trị chung của các dân tộc
    Quyền con người (QCN) là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử nhân loại, là tài sản chung của các dân tộc. Trải qua nhiều hình thái kinh tế- xã hội, QCN ngày càng phát triển. Ngày nay cộng đồng quốc tế xem QCN là một thước đo của sự tiến bộ và trình độ văn minh của xã hội, không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển và bản sắc văn hóa.
    Dân tộc Việt Nam, trong thế kỷ XX bằng sự nghiệp cách mạng giành và bảo vệ độc lập dân tộc, đặc biệt là Cách mạng Tháng Tám, các cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản lãnh đạo đã có những đóng góp quan trọng vào việc mở rộng khái niệm QCN. Quyền con người không chỉ là quyền của cá nhân mà còn là quyền của dân tộc(1). Nói cách khác là một quyền tập thể của QCN. Chức năng cơ bản của quyền này là bảo đảm các điều kiện cho các quyền và tự do của cá nhân. Hơn 20 năm Đổi mới, Việt Nam đã có những thay đổi lớn lao về nhiều mặt của đời sống xã hội: Bảo đảm QCN được xen như một chức năng của Đảng và Nhà nước ta; Chế độ dân chủ ngày càng phát triển; quyền con người của nhân ta được bảo đảm tốt hơn; âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ và quyền con người để can thiệp, gây bạo loạn, làm mất ổn định chính trị xã hội đã bị ngăn chặn ; đồng thời nước ta cũng đã hội nhập sâu rộng vào đời sống nhân loại, trong đó có lĩnh vực Quyền con người.
    Ý tưởng về QCN có nguồn gốc sâu xa trong các nền văn hóa, tôn giáo và học thuyết ở cả phương Đông và phương Tây. Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tư tưởng nhân quyền còn có trong đạo Phật, đạo Thiên chúa và học thuyết Nho giáo
    Cơ sở lý luận trực tiếp của QCN là học thuyết về quyền tự nhiên, ra đời và phát triển vào thế kỷ XVI, XVII. Những tên tuổi tiêu biểu cho học thuyết này là H.Grôtxi, T.Hoble, J.Lôccơ, B.Spinoza, E.Kant, S.Montesquieu, J.J.Rousseau.
    Học thuyết về quyền tự nhiên cho rằng, sinh ra con người đã có hoặc vốn có những quyền của mình. Những quyền tự nhiên cơ bản của con người là: Quyền sống, quyền tự do, quyền sở hữu, quyền kết hôn và quyền được sồng hòa nhập trong xã hội. Những quyền này là bình đẳng với mọi người, nói cách khác là ai cũng có.

    (1) Tư tưởng Hồ Chí Minh về QCN trong Tuyên ngôn độc lập 1945, Tạp chí Cộng sản, số 9-2005.
    MỤC LỤC
    1. Quyền con người giá trị chung của các dân tộc
    2. Tuyên ngôn thế giới về quyền con người
    3. Các mạng Việt Nam với quyền con người
     
Đang tải...