Tiểu Luận Bác Hồ, Người là niềm tin thiết tha nhất, trong lòng dân và trong trái tim nhân loại

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bác Hồ, Người là niềm tin thiết tha nhất, trong lòng dân và trong trái tim nhân loại

    Bác Hồ, Người là niềm tin thiết tha nhất, trong lòng dân và trong trái tim nhân loại”.
    Lời nói đầu
    Lời bài hát này từ bao nhiêu năm vẫn làm tất cả những con dân chân chính của nước Việt phải xúc động. Không phải dân tộc nào thời đại nào cũng may mắn có được một vị lãnh tụ mang tình yêu bao la đến như thế tới muôn nhà.
    Hồ Chí Minh là người đã tạo ra và là hiện thân của quá trình gặp gỡ lịch sử giữa một dân tộc là dân tộc VN, một thời đại là thời đại quá độ trên toàn thế giới từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mở đầu bằng cách mạng tháng Mười Nga và được soi sáng bởi chủ nghĩa Mác – Lê nin, làm nên một sự nghiệp là sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, dân chủ nhân dân tiến lên cánh mạng xã hội chủ nghĩa ở VN tiêu biểu cho sự vùng lên của các dân tộc thuộc thế giới thứ ba, góp phần to lớn vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên thế giới
    Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho thanh bạch, yêu nước ở một đất nước có nhiều dân tộc, sớm hình thành quốc gia - dân tộc thống nhất. Trong quá trình dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm, dân tộc ta đã hình thành và phát triển nền văn hoá dân tộc rực rỡ mà tiêu biểu là chủ nghĩa yêu nước VN, ý chí đấu tranh bất khuất, tinh thần nhân ái khoan dung và ý thức cộng đồng để làm chủ thiên nhiên làm chủ xã hội. Chính nền văn hoá ấy cùng với những ảnh hưởng tích cực của văn hoá phương Đông đã hun đúc nên nhân cách Hồ Chí Minh và góp phần to lớn vào sự hình thành và phát triển tư tưởng của Người.
    Giữa thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, các phong trào chống Pháp đã diễn ra sôi nổi, liên tục, người trước ngã xuống người sau đứng đứng lên sẵn sàng “đúc gan sắt để rời non lấp biển, xối máu rửa vết nhơ nô lệ” ( Phan Bội Châu ). Điển hình là phong trào Cần Vương, do các sỹ phu, văn thân yêu nước lãnh đạo, nhưng tất cả đều bị thất bại. Đến đầu thế kỷ XX cùng với những biến chuyển của nền kinh tế và xã hội là những ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ Trung Quốc và cuộc vận động Duy Tân ở Nhật Bản dội vào, phong trào cách mạng ở VN lại bùng lên mạnh mẽ. Mặc dù vẫn do các sỹ phu, văn thân yêu nước lãnh đạo nhưng do ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản nên các phong trào đấu tranh của dân tộc ta so với thời kỳ trước đã có tiến bộ hơn, nhưng vẫn chưa kết hợp được việc giải quyết hai mâu thuẫn của xã hội VN. Họ không hiểu rằng đấu tranh để thực hiện dân chủ ở một nước thuộc địa, ở một nước nông nghiệp lạc hậu như ở VN là làm cho người cày có ruộng, cho nên họ chỉ chống đế quốc đến một mức độ nhất định chứ chưa nhằm xoá bỏ quan hệ sản xuất phong kiến, họ chưa nhận thức rõ đối tượng của cách mạng VN là đế quốc và phong kiến cho nên có người đã dựa vào đế quốc này để đánh đế quốc kia có người lại dựa vào đế quốc để cách tân đất nước. Nguyên nhân thì có rất nhiều, nhưng suy cho cùng, nguyên nhân chủ yếu là chưa có một đường lối lãnh đạo đúng. Yêu cầu bức thiết nhất của toàn thể dân tộc VN là cứu nước và giải phóng dân tộc được đặt ra một cách cấp bách.
    Chứng kiến những thất bại đau đớn của các vị yêu nước tiền bối, cảnh nhân dân sông lầm than cực khổ dưới ách thực dân tàn bạo, người thanh niên ưu tú Nguyễn Tất Thành quyết trí ra đi tìm đường cứu nước. Với hành trang ban dầu là lòng yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, khát vọng độc lập, tự do. Rút kinh nghiệm những thất bại của các sỹ phu yêu nước đương thời Người không đi về phương Đông mà đi sang phương Tây – nơi có khoa học kỹ thuật phát triển với một nhận thức đúng đắn là muốn đánh đuổi kẻ thù thì phải biết rõ kẻ thù ấy. Điều này có có tầm quan trọng to lớn để Nguyễn Aí Quốc đi đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin sau này.
    Bước chân của Người đã đặt đến những trung tâm văn minh nhất của thế giới thời đó và cũng đặt dến những nơi bần cùng, khốn khổ nhất trên trái đất này. Nơi đầu tiên Người bước chân đến là nước Pháp, một trung tâm văn minh của thế giới và cũng là đất nước của kẻ thù đang thống trị dân tộc mình.
    Suốt nhiều năm xông pha, Người có mặt ở nhiều nước, tiếp xúc với nhiều lớp người, thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Khi đến các nước tư bản phát triển ở châu Âu và bắc Mỹ, Người nhìn thấy cảnh giai cấp công nhân bị áp bức, bóc lột thậm tệ, khi sang các nước châu Á, châu Phi và Mỹ La Tinh, Người lại tận mắt thấy nhiều dân tộc bị bị thực dân thống trị hết sức hà khắc, dã man. Người thấy rõ được ýý chí quật cường, bất khuất của các dân tộc bị áp bức, tinh thần đấu tranh kiên cường của giai cấp công nhân, những người cùng khổ ở khắp mọi nơi, kể cả nhân dân lao động ở chính nước Pháp. Nhận ra kẻ thù chung, Người đi dến một kết luận quan trọng: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột ”. Từ lòng yêu nước, thương dân, đến sự phân biệt xã hội có “ hai giống người”, ở Nguyễn Aí Quốc – Hồ Chí Minh có sự chuyển biến sâu sắc, hình thành ý thức giai cấp rõ rệt khiến Người đến một cách tự nhiên, như một tất yếu lịch sử, với chủ nghĩa Mác – Lê nin, đỉnh cao trí tuệ của nhân loại , và được chủ nghĩa Mác – Lê nin soi sáng.
    Những năm hoạt động trong phong trào cộng sản, phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc, Người đã đi đến khẳng định: “ Muốn cứu
     
Đang tải...