Tài liệu Bac Ho dat nen mong cho luat Việt Nam.doc

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nói về Chủ tịch HCM, mọi ng dân Vn đều hiểu Ng là vị lãnh tụ khai sáng chế độ DCND đầu tiên ở Đông Nam Á, Ng đặt nền tảng cho việc xây dựng pháp luật của nước VN DC CH .

    Với nhãn quan chính trị - pháp lý sắc bén, ngày 3/9/1945 - 1 ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VN DC CH, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Hồ Chỉ tịch đề nghị phải bầu ngay Quốc hội càng sớm càng tốt. Bên trong thì nhân dân tin tưởng thêm vào chế độ mình, bên ngoài thì Quốc hội do dân bầu sẽ có 1 giá trị pháp lý không ai có thể phủ nhận.

    Trở thành Chủ tịch nước, Ng quan tâm ngay đến các việc ban bố các quyền tự do dân chủ của nhân dân mà trước đó người dân thuộc địa không có. Ng đã ký 1 loạt các sắc lệnh quy định các quyền của công dân VN

    Ngoài các sắc lệnh ngày 8/9/1945 về xóa nạn mù chữ, và ngày 17/10/1945 về quyền bầu cử và ứng cử; sắc lệnh ngày 20/3/1946 về quyền tụ do báo chí và tự do hội họp, sắc lệnh ngày 22/3/1946 về quyền bất khả xâm phạm thân thể, nhà ở và thư tín, sắc lệnh ngày 3/5/1946 về quyền bình đẳng dân tộc .

    Tất cả các sắc lệnh này chính là nền tảng quan trọng được thể hiện trong bản Hiến pháp 1946 và cả các Hiến pháp sau này

    Ngày 20/9/1945, Hồ Chủ tịch đã ký sắc lệnh thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Ng là trưởng ban. Ngày 9/11/1946 bản dự thảo Hiến pháp này đã được Quốc hội thông qua.

    Sau kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc giải phóng và tiến vào thời kỳ quá độ lên CNXH. Bác đã nghĩ ngay đến việc sửa đổi Hiến pháp để phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới

    Lần này Bác lại được Quốc hội bầu làm trưởng ban dự thảo Hiến pháp. Bác đã chủ tọa nhiều cuộc họp của Ủy ban để thảo luận những vấn đề của dự thảo và kết cục là bản Hiến pháp của thời kỳ mới ra đời 1959

    Bác quan tâm xem xét việc thi hành pháp luật, coi trọng những ý kiến nhân dân đóng góp hoàn thiện pháp luật, nhắc nhở cán bộ phải gương mẫu, tuân theo pháp luật và luôn bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức, lý luận pháp lý .

    Tư tưởng về pháp luật của Bác Hồ vừa giản dị, thiết thực, vừa sâu sắc, đó là pháp luật phải phục vụ, bảo vệ cho nhân dân, bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động, bảo vệ Nhà nước, chống tệ nạn xã hội, chống tha hóa con người, pháp luật phải được phổ biến sâu rộng trong nhân dân và phải được nhân dân tuân thủ triệt để .

    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...