Tài liệu Bà Hồ Xuân Hương

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bà Hồ Xuân Hương
    Tác giả - Tác Phẩm
    Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
    Lại đây cho chị dạy làm thơ
    Tôi không phải là thi sĩ, cũng chẳng phải là nhà thơ, phòng thơ, hay building thơ gì cả nhưng cứ mỗi lần đọc hai câu trên là tức lộn ruột, huyếp áp lên hừng hực. Ðấylà tôi đang sống ở một xã hội văn minh của thế kỷ thứ hai mươi mốt với quan niệm sống thật phóng khoáng, cởi mở, nam nữ bìnhquyền, nếu khôngmuốn nói trọng nữ, khinh nam. Ðiều làm tôi khó chịu nhất là thái độ ngạo mạn, trịch thượng của tác giả khi dùng chữ chị trong thơ văn của mình, nghe nó tức anh ách làm sao ấy! Tôi đã được đọc rất nhiều thơ từ cổ chí kim, từ đông sang tây mà chưa hề thấy bất cứ một tác giả nào dám ngông cuồng như bà Hồ Xuân Hương. Thử tưởng tượng nếu bà Ðoàn thị Ðiểm hay bà Huyện Thanh Quan cũng xưng CHỊ thì còngì là thể thống, khuôn phép nữa? Ngược lại giòng thời gian vài trăm năm trước, các cụ ta với quan niệm cổ hủ:
    Nhất nam viết hữu
    Thập nữ viết vô
    bà Hồ Xuân Hương đã phạm thượng một cách nặng nề, nếu có đihọc (bà bỏ học năm 13 tuổi vì bố mất sớm) và được đi thi chắc bà cũng sẽ cùng số phận với biết bao sĩ tử thời đó:
    Thi không ăn ớt thế mà cay!
    Vì đã phạm húy, phạm trường qui, dám khinh thưòng các cụ tai to mặt lớn, bằng cấp đầy mình, văn thơ lai láng! Ðiều đó cũng dễ hiểu tại sao là một nữ sĩ có tài, cũng có chồng là quan Tri phủ (ông Phủ Vĩnh Tường) mà bà không được trọng vọng, ngồi chiếu trên, thơ văn không được làm khuônmẫu giảngdạy trong các trường trunghọc như bà Huyện Thanh Quan, Bà Ðoàn thị Ðiểm. Hơn thế nữa, bà có hai đời chồng là ông Tổng Cóc:
    Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
    Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
    Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
    Ngàn năm khôn chuộc dấu bôi vôi.
    và ông Phủ Vĩnh Tường:
    Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ơi!
    Cái nợ ba sinh đã trả rồi
    Chôn chặt văn chương ba thước đất
    Ném tung hồ thỉ bốn phương trời
    Cán cân tạo hóa rơi đâu mất
    Miệng túi càn khôn thắt lại rồi
    Hăm bảy tháng trời là mấy chốc
    Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ơi!

    Mà bà không bao giờ được vinh dự mang tên chồng trong lốixưnghô thông thường của người Việtnam khi lập gia thất, hoặc chức tước mà đức ôngchồng đã có trong xã hội như bà Tổng Cóc hoặc lịch sự hơn nữa : bà Phủ Vĩnh Tường, cũng như bà Huyện Thanh Quan, mà gọi bằng một cái tên tục cộc lốc: Hồ xuân Hương!
    Tôi thấy ở đây có sự unfair của các cụ thời xưa. Nếu giả dụ bắt đầu ngày hôm nay, từ dòng chữ này tôi gọi bằng bà Tổng Cóc chắc chẳng ai biết tôi muốn nói đến nhân vật nào trong văn học sử Việt nam, mà còn làm trò cười cho thiên hạ! Nói đến sự nghệp văn chương, phải thú thật, mặc dù các cụ ta bề ngoài không tán thành cho lắm nhưng trong lòng vẫn nể phục với lối làmthơ lãngmạn, dí dỏm, chua chát, mỉa mai, tiếu lâm (nếu không muốn nói là hơi tục), một trường phái mà bà là Giáo chủ mà không có giáo dân! Với hai đời chồng đều làm quan lớn, không con cái hủ hỉ lúc tuổi già, đến khi chồng chết lại trắng tay mở quán nước bên đường mưu sinh qua ngày, phải nói bà không những là người văn hay chữ tốt mà còn là người biết tự lập, tháo vát, không phải là những con ký sinh trùng lúc nhỏ sống nhờ cha mẹ, lớn lên nhờ chồng, chồng chết nhờ con! Trong cuộc tranh sống hàng ngày, một thân gái dặm trường quanh quẩn bên quán nước bà đã gặp biết bao văn nhân thi sĩ đương thời mượn trà, mượn rượu tán tỉnh, suồng sã như trường hợp ông Chiêu Hổ và đã bị bà chọc xỏ:
    Anh đồ tỉnh, anh đồ say
    Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày
    Này này chị bảo cho mà biết
    Chỗ ấy hang hùm chớ mó tay!
    Cái hay của thơ là bà đã dùng tên Hổ (tức là Hùm) để chỉ cái ấy, địa danh không được thanh tao cho lắm! Và cũng cái hay của bà là đã phảnkháng một cách mãnh liệt rất nghệs ĩ!
    Này này chị bảo cho mà biết
    Chỗ ấy hang hùm chớ mó tay!
    Không như con gái thời nay chỉ biết say NO! NO! một cách yếu ớt!
    Nóivề cuộc tình của nữ sĩ với ông Phủ Vĩnh Tường (chỉ vỏn vẹn có 27 tháng) tuy ngắnngủi nhưng cũng nhiều giai thoại, điển hình là trong một ngày ông Phủ vắng nhà, có người đàn bà tên Nguyễn thị Ðào đệ đơn lên quan phủ xin lydị để lấy chồng khác, sau một hồi tra hỏi, lại gặp lúc thi hứng tràn trề, bà phóng bút chấp thuận:
    Phó cho con Nguyễn thị Ðào
    Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai?
    Chữ rằng xuân bất tái lai
    Cho về kiếm chút, một mai kẻo già!
    Tôi thích nhất lối dùng chữ hóm hỉnh, dễ thương của bà trong thơ mà hầu như ít có thisĩ nào có khả năng đưavào thơ của mình nếu không có một bộ óc vừa thông minh vừa khôi hài như chữ khéokhéo rấ tư bắc kỳ trong:
    Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
    hay chữ kiếm chút nửa úp nửa mở làm cho người đọc phải dùng trí tưởng tượng một
    cách thích thú trong:
    Cho về kiếm chút một mai kẻo già!
    hoặc chữ leo lẻo bình dân, quê mùa. Tôi mở tự điển của Ðào Văn Tập, Nguyễn Văn Khôn, Ðào Duy Anh vânvân và vânvân, cũng không tìm ra chữ leo lẻo mà chỉ thấy mấy chữ leo cây, leo trèo, leo lét vô duyên!
    Riêng đặc biệt với ông Cống Sinh vừa mới thi đỗ, xin phép làm thịt trâu khao hàngxóm láng giềng , bà phê trên đơn:
    Người ta thì chẳng được đâu
    Ừ thì ông Cống làm trâu thì làm!
    Chữ ừ thì ở đây lại rất thân mật, giản dị, không khách sáo thường dùng cho những người ngang hàng -- trong trường hợp này bà Phủ Vĩnh Tường cho ông Cống Sinh được ngang hàng về phương diện chữ nghĩa -- khác với trường hợp con Nguyễn thị Ðào, một đứa nông dân nghèo hèn vô học:
    Phó cho con Nguyễn Thị Ðào
    Nói về tài ứng đối thơ văn của bà, chắc không ai có thể sánh bằng, vừa lanh lẹ, vừa dí dỏm. Truyện kể một hôm nữ sĩ đi chơi gặp trời mưa trượt chân ngã , người lấm lem, chân xõng xoài dưới đất, hai tay giơ lên trời, bạn bè, khách khứa được phen cười thỏa thuê, bà từt ừ đứng dậy đọc hai câu thơ chữa thẹn:
    Dang tay với thử trời cao thấp

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...