Chuyên Đề Ba cấp độ của Dân chủ

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hỏi: Hiện nay trong xã hội đang bàn rất nhiều đến dân chủ. Những ý kiến tương đối độc lập bên ngoài mô tả dân chủ dưới một dạng, trong khi đó đảng cầm quyền mô tả dân chủ dưới dạng khái niệm dân chủ xã hội chủ nghĩa.

    Hình như hai cách mô tả về dân chủ ấy không gặp được nhau. Lý do của nó là gì thưa ông?

    Trả lời: Đấy là một cách gọi trong khi chúng ta chưa giải quyết một cách căn bản về phương diện lý luận khái niệm dân chủ trong thực tiễn đời sống chính trị Việt Nam. Chúng ta chưa giải quyết được về mặt lý luận, nhưng chúng ta cũng không trốn tránh được sự đòi hỏi phải công nhận địa vị chính trị của nó nên chúng ta phải đưa ra khái niệm dân chủ xã hội chủ nghĩa mà không giải thích được nội dung của dân chủ xã hội chủ nghĩa. Chỉ có một người có thể giải thích được, đó làchủ tịch Hồ Chí Minh. Nếu phân tích toàn bộ quá trình thực thi nền dân chủ Việt Nam trong thời kỳ của Hồ Chí Minh thì chúng ta sẽ thấy ông xử lý vấn đề dân chủ trong hoạt động của xã hội Việt Nam một cách có cơ sở khoa học như thế nào.

    Hỏi: Những cái mà xã hội hay nói đến phải chăng do họ tiếp cận khái niệm dân chủ từ phương Tây vào cho nên nó không phù hợp với cái ông vừa nói là dân chủ Việt Nam?

    Trả lời: "Xã hội" là một từ dùng hơi oan, đúng ra phải là "giới trí thức Việt Nam". Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền thì xã hội Việt Nam không có khái niệm dân chủ. Trong thời kỳ Pháp thuộc mà rõ rệt nhất là từ khi Mặt trận bình dân Pháp thắng thế thì có một số biểu hiện dân chủ trong sự cai trị của thực dân Pháp đối với xã hội chúng ta. Chính cái thắng thế của Mặt trận Bình dân Pháp, tức là của cánh tả trong đời sống chính trị ở Pháp đã tạo ra việc thả những người như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt . Nhiều nhà lãnh đạo của Đảng ta được giải phóng ra khỏi nhà tù vào đúng thời kỳ Mặt trận Bình dân của Pháp, khi lực lượng cánh tả Pháp thắng thế. Cho nên khái niệm dân chủ mà chúng ta gọi là dân chủ phương Tây nó lóe lên một chút vào giai đoạn năm 1936 - 1939. Phải nói rằng giới trí thức Việt Nam rất tinh khi chụp được ảnh tia chớp dân chủ thời kỳ Mặt trận Bình dân Pháp. Trước đó giới trí thức của chúng ta cũng đã âm thầm dịch một cách không nhiều lắm các tác phẩm của phương Tây mô tả dân chủ như tác phẩm của Montesquieu, Rouseau Hay nói cách khác, trước khi xuất hiện Mặt trận Bình dân Pháp, người Việt rất ít kiến thức về dân chủ. Thời kỳ Mặt trận Bình dân kéo dài được vài năm, cánh tả ở Pháp thua, mất quyền kiểm soát, do đó tất cả những mặt bảo thủ của đời sống quay trở lại, các yếu tố dân chủ ở Việt Nam lại khép lại từ đấy. Các kiến thức về dân chủ lóe lên trong một thời gian ngắn và không ai nghiên cứu nó một cách đầy đủ, vì thế cho nên kiến thức của giới trí thức Việt Nam về khái niệm dân chủ là không hệ thống và không đầy đủ. Đem so với sự xâm nhập của chủ nghĩa Marx vào Việt Nam thì phải nói rằng khái niệm gọi là dân chủ phương Tây vào Việt Nam với một khối lượng ít hơn nhiều so với chủ nghĩa Marx. Do đó, có lẽ giới trí thức Việt Nam tiếp nhận khái niệm dân chủ theo kiểu Marx một cách thuận lợi hơn, có điều kiện hơn so với khái niệm dân chủ theo nghĩa phổ quát mà chúng ta vẫn quen gọi là dân chủ phương Tây.

    Theo quan điểm của tôi, dân chủ không phải là khái niệm của phương Tây hay phương Đông.Dân chủ là một phẩm hạnh, một kinh nghiệm, một trào lưu của đời sống chính trị. Dân chủ là một yêu cầu phổ quát.

    Sau này, khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, sự xuất hiện của một vài mô hình dân chủ ở các nước châu Á càng làm rõ hơn dân chủ không phải là của riêng phương Tây, mặc dù nó đi từ phương Tây đến. Nó đi với những nhân tố tiến bộ trong phong trào thuộc địa mà người phương Tây áp đặt lên phương Đông. Các nước phương Tây đều dân chủ cả, do đó nó mang đến Việt Nam không chỉ chủ nghĩa thực dân mà cả những yếu tố chống chủ nghĩa thực dân ở phương Tây. Chúng ta tiếp nhận phần chính là phần chủ nghĩa thực dân, nhưng cũng đồng thời tiếp nhận cả phần phụ của nó là tính đa nguyên của đời sống chính trị phương Tây, là các yếu tố dân chủ. Nếu chỉ có chủ nghĩa thực dân với sự bóc lột thuộc địa thì không thể có Thơ mới, không thể có Tự lực văn đoàn, không thể có một sự thức tỉnh rất rộng rãi trong giới trí thức Việt Nam về cái gọi là tự do và dân chủ. Người Pháp đến đây có cả những kẻ thực dân và có cả những người trí thức. Gần đây chúng ta nói rất nhiều về vai trò của họa sĩ Victor Tardieutrong việc sáng lập trường Mỹ thuật Đông Dương. Có nhiều người Pháp đến Việt Nam không thực dân chút nào. Ví dụ, chúng ta nói đến Alexandre Yersin, nói đến Louis Pasteurchẳng hạn, những con người ấy không mang trong mình một chút gì thực dân cả, họ là những người khai sáng. Những ai có thiện cảm với phương Tây thì gọi đó là Khai sáng, còn những ai không có mối quan hệ để có thiện cảm thì xem tất cả những người Pháp ấy đều là thực dân. Người ta quan niệm như thế cũng không sai vì trên thực tế chỉ có giới trí thức được hưởng những lợi ích mà người Pháp mang lại, còn người nông dân thì chỉ được hưởng cái tàn tệ của chủ nghĩa thực dân. Trong bối cảnh như vậy nếu không phân tích đầy đủ thì không làm cách mạng được, đặc biệt không làm cách mạng tháng Tám được.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...