Luận Văn ây dựng tài liệu kỹ thuật về mặt thiết kế cho đơn hàng quần âu, áo sơ mi trong sản xuất công nghiệp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 22/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 1
    NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2
    LỜI CẢM ƠN 3
    MỤC LỤC 4
    LỜI MỞ ĐẦU 6
    PHẦN I: NGHIÊN CỨU CÁC CHẾ ĐỘ NHẢY MẪU CHO SẢN PHẨM QUẦN ÂU, ÁO SƠ MI 8
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHẦN MỀM CAD - CAM 8

    1.1. Giới thiệu về hệ thống phần mềm CAD-CAM . 8
    1.2. Tầm quan trọng của hệ thống CAD-CAM . 9
    1.3 Hệ thống CAD – CAM được dùng như thế nào. 11
    1.4.Ứng dụng của kỹ thuật CAD – CAM trong công nghiệp may mặc. 13
    1.4.1.Quá trình gia công sản phẩm may công nghiệp. 13
    1.4.2 Phương pháp thiết kế mẫu thời trang. 14
    1.4.3 Phương pháp “Thiết kế mẫu giấy”. 15
    1.4.4. Phương pháp nhân mẫu. 15
    1.4.5. Phương pháp giác sơ đồ. 15
    1.4.6. Phương pháp trải vải 16
    1.4.7. Phương pháp cắt phôi liệu may. 16
    CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NHẢY MẪU 17
    2.1. Các phương pháp nhảy mẫu. 18
    2.1.1. Phương pháp tia. 18
    2.1.2. Phương pháp nhóm 21
    2.1.3. Phương pháp nhảy mẫu theo công thức thiết kế. 23
    2.1.4 Phương pháp tổng hợp. 24
    CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NHẢY MẪU SẢN PHẨM QUẦN 26
    3.1. Phương pháp chung. 26
    3.2. Nhảy mẫu sản phẩm quần với bảng thông số. 28
    CHƯƠNG IV: NHẢY MẪU SẢN PHẨM ÁO SƠ MI. 41
    4.1. Phương pháp chung. 41
    3.2 Nhảy mẫu sản phẩm áo với bảng thông số. 42
    PHẦN II: CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ MẶT THIẾT KẾ CHO MÃ HÀNG CS-09. 60
    CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 60
    1.1 Tầm quan trọng của nghiên cứu thị trường. 60
    1.2 Các phương pháp nghiên cứu thị trường. 61
    1.3 Lựa chọn thời điểm nghiên cứu. 62
    1.4 Thị trường mục tiêu. 63
    1.5 Nghiên cứu khách hàng mục tiêu. 64
    1.6 Tìm hiểu về xu hướng thời trang. 65
    CHƯƠNGII: CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ MẶT THIẾT KẾ 72
    2.1. Phác thảo và chọn mẫu. 72
    2.1.1. Phác thảo mẫu. 72
    2.1.2 Đề xuất và chọn mẫu. 72
    2.2 Nghiên cứu mẫu. 74
    2.2.1 Đặc điểm hình dáng sản phẩm 75
    2.2.2 kết cấu sản phẩm 77
    2.2.3 Xây dựng bảng hệ thống cỡ số. 84
    2.3 Thiết kế mẫu. 89
    2.3.1. Bảng thông số kích thước thiết kế cỡ M . 89
    2.3.2. Thiết kế mẫu. 92
    2.3.3. Xây dựng bộ mẫu mỏng. 97
    2.3.4. Chế thử sản phẩm 110
    2.3.5. Hiệu chỉnh mẫu. 111
    2.4. Nhảy mẫu. 111
    2.4.1. Các nguyên tắc khi nhảy mẫu. 111
    2.4.2. Lựa chọn phương pháp nhảy mẫu cho sản phẩm 111
    2.4.2. Bảng hệ số nhảy mẫu. 117
    2.5. Xây dựng bộ mẫu sản xuất 130
    2.5.1. Mẫu cứng. 130
    2.5.2. Mẫu phụ trợ. 136
    2.5.3. Bảng thông số kích thước thành phẩm mã hàng CS-09. 140
    2.6. Giác sơ đồ. 147
    PHẦN III: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 157
    3.1 Cơ sở lý luận lập kế hoạch sản xuất 157
    3.1.1 Định nghĩa lập kế hoạch sản xuất 157
    3.1.2 Vai trò của lập kế hoạch sản xuất với doanh nghiệp. 157
    3.1.3 Các nguyên tắc khi lập kế hoạch sản xuất. 157
    3.1.4 Lập kế hoạch sản xuất cho nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu thiết kế. 158
    3.1.5 Các điều kiện có sẵn của phòng kỹ thuật 158
    KẾT LUẬN 162



















    LỜI MỞ ĐẦU


    Trong nền kinh tế thị trường, Việt nam đang từng bước hội nhập đặc biệt là sự thay đổi và phát triển của một số ngành công nghiệp như: Dầu khí, Dệt may, Thuỷ sản, Than và khoáng sản Dệt may cũng là ngành góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước: năm 2005 Dệt may Việt Nam đạt trên 4,8 tỷ USD/năm và đứng thứ 2 sau dầu khí.Và dự kiến đưa ngành may Việt Nam đứng vị trí thứ 10 vào năm 2010, kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 đạt 15 tỷ USD/năm.
    Cùng với sự ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO(năm 2006) nền kinh tế Việt nam đã có những bước chuyển rõ rệt: tăng trưởng kinh tế khoảng 8.4%(năm 2006), khoảng trên 8.5%(năm 2007). Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển bền vững, cạnh tranh với các nước trên thế giới thì các doanh nghiệp cần phải trang bị cho mình đầy đủ về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn. Đặc biệt, đối với ngành may phải chuyển từ sản xuất(CMT) sang sản xuất trọn gói(FOB). Đó là một quá trình đầy khó khăn và thử thách. Chính phủ cũng có nhiều chính sách quan tâm đầu tư và phát triển, nhà nước ta đã và đang dành rất nhiều vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành công nghiệp may. Ngành may có nguồn lao động dồi dào, cần cù, sáng tạo. Tuy nhiên, nguồn lao động kỹ thuật cao chưa có, thể chế kinh tế thị trường đã hình thành nhưng còn mới chưa hoàn thiện, chất lượng lao động thấp, thiếu lao động kỹ thuật cao và lao động lành nghề. Vì vậy, ngành may phải tập trung vào việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, và đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề và trình độ chuyên môn.
    Tiềm năng của ngành dệt may rất lớn đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ: năm 2004 Hoa Kỳ nhập khẩu 2,2 t ỷ USD hàng dệt may chiếm gần 55% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may.Với giá nhân công thấp sản phẩm dệt may Việt nam đang có lợi thế so sánh đối với các nước Mỹ, EU mà nếu khai thác tốt thị trường xuất khẩu sang các nước đó thì lợi nhuận thu được rất hấp dẫn.
    Chính vì thế mà chúng ta phải nghiên cứu áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật để đạt được năng suất cao chất lượng tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng mã hàng là công việc rất cần thiết và quan trọng. Từ đó, chúng ta biết được mong muốn của khách hàng về sản phẩm như thế nào và kiểm soát được quá trình sản xuất. Xây dựng quy trình công nghệ để quá trình triển khai sản xuất nhanh nhất đạt hiệu quả nhất. Điều này càng quan trọng hơn khi chúng ta chuyển sang sản xuất hàng FOB.
    Trên thế giới việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong khâu chuẩn bị sản xuất đã có từ lâu nhưng ở Việt Nam, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào tổ chức chuẩn bị sản xuất chưa được rộng rãi. Một trong những thành tựu khoa học có tác động lớn đến nền công nghiệp may mặc đó là hệ thống CAD – CAM (Computer Aided Design và Computer Aided Manufacturing) nghĩa là: thiết kế với sự trợ giúp của máy tính và sản xuất với sự trợ giúp của máy tính. Chúng trợ giúp cho người thiết kế và người sản xuất trong quá trình tạo ra sản phẩm, làm giảm thời gian, giảm chi phí giá thành và cải tiến mối quan hệ giao lưu với khách hàng và các nhà cung cấp. Doanh nghiệp Việt Nam cũng đang có những học hỏi về thành tựu khoa học này và đưa vào áp dụng trong sản xuất. Phần lớn là được áp dụng trong khâu chuẩn bị sản xuất : Thiết kế - Nhảy mẫu – Giác sơ đồ.
    Sau thời gian học tập và nghiên cứu, được sự hướng dẫn của thầy(cô) trong khoa em đã chọn đề tài: “Xây dựng tài liệu kỹ thuật về mặt thiết kế cho đơn hàng quần âu, áo sơ mi trong sản xuất công nghiệp và nghiên cứu cho chế độ nhảy mẫu tối ưu nhất cho sản phẩm đó” làm đề tài tốt nghiệp. Bao gồm:
    Phần I: Nghiên cứu các phương pháp nhảy mẫu và đề xuất.
    Phần II: Xây dựng tài liệu kỹ thuật về mặt thiết kế cho đơn hàng quần âu, áo sơ mi.
    Việc thực hiện đồ án này giúp chúng em bước đầu tiếp cận với về thực tế sản xuất, hiểu sâu hơn về quá trình triển khai sản xuất ở từng công đoạn và ứng dụng của thành tựu khoa học trên thế giới vào thực tế sản xuất.
    Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp này được sự quan tâm, hướng dẫn của thầy Hoàng Quốc Chỉnh và các thầy (cô) trong khoa Kỹ thuật may và thời trang, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân nhưng kinh nghiêm thực tế còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong thầy (cô) và các bạn góp ý cho em có những hiểu biết thêm về kiến thức chuyên môn, và thực tế khi em ra trường.
    Em xin chân thành cảm ơn!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...