Thạc Sĩ Atlas kiến trúc và cấu tạo các đá magma ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/1/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    Mở đầu
    Trang
    2
    CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA KIẾN TRÚC VÀ CẤU TẠO
    ĐÁ MAGMA
    5
    I.1 Khái niệm, định nghĩa kiến trúc và cấu tạo 5
    I.2 Giải thích các kiến trúc và cấu tạo đá magma được mô tả trong atlas 5
    CHƯƠNG II: CÁC KIẾN TRÚC VÀ CẤU TẠO ĐÁ MAGMA VIỆT
    NAM
    12
    II.1 Các kiến trúc và cấu tạo nhóm đá acid
    (granit-ryolit và granodiorit-dacit)
    13
    II.2 Các kiến trúc và cấu tạo của nhóm đá trung tính (diorit-andesit) 34
    II.3 Các kiến trúc và cấu tạo của nhóm đá bazơ (gabro-basalt) 43
    II.4 Các kiến trúc và cấu tạo của nhóm đá siêu bazơ 56
    II.5 Các kiến trúc và cấu tạo của nhóm đá á kiềm (syenit-trachyt) 69
    II.6 Các kiến trúc và cấu tạo của nhóm đá kiềm (syenit nephelin) và
    gabroid – lamproit kiềm
    76
    KẾT LUẬN 81
    BẢNG TRA CỨU 82
    VĂN LIỆU THAM KHẢO 83


    2


    Mở đầu

    Từ năm 1955 đến nay, công tác nghiên cứu địa chất nói chung và magma nói riêng ở
    Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả to lớn. Các thành tạo magma được các nhà địa chất
    phân chia thành các phức hệ, thành hệ magma. Trong những năm gần đây, một số loại đá
    magma mới đã được phát hiện ở Việt Nam (ví dụ basalt komatiit ở Nậm Muội, đới Sông Đà,
    đá lamproit kiềm ở Tây Bắc ). Trong các báo cáo địa chất và magma, các kiến trúc, cấu tạo
    của các đá magma có được trình bày, song cho đến nay chưa có một công trình tổng hợp nào
    về các kiến trúc- cấu tạo của các đá magma ở Việt Nam được xuất bản; thậm chí chưa có
    sách dịch nhằm giúp cho các nhà nghiên cứu có cơ sở đối sánh, tra cứu, xác định chính xác
    kiến trúc - cấu tạo đá magma. Cho đến nay ngành địa chất mới chỉ xuất bản atlas cổ sinh
    Việt Nam.
    Trong công tác địa chất, một việc rất quan trọng là công tác xác định đá, mà “ để
    xác định đá thì yếu tố quan trọng nhất là kiến trúc và thành phần khoáng vật ” (E.S.
    Fedorov, 1896). Tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới, do hiểu rõ tầm quan trọng của việc
    xác định bản chất nguồn gốc của các đá dựa trên đặc điểm kiến trúc - cấu tạo của nó, nên
    trong công tác điều tra nghiên cứu địa chất họ có những đầu tư to lớn cho việc tổng hợp,
    xuất bản những atlas kiến trúc - cấu tạo đá magma, cũng như các đá trầm tích và biến chất,
    không những trong phạm vi quốc gia, mà còn trong phạm vi khu vực và thế giới. Chẳng hạn
    như ở Liên Xô trước đây đã xuất bản ba tập “ Các kiến trúc đá” năm 1948 và ba tập “ Kiến
    trúc và cấu tạo của các đá magma và biến chất” của IU. IR. Polovikina được xuất bản năm
    1966, nhiều sách atlas kiến trúc - cấu tạo đá magma ở các vùng riêng biệt cũng được xuất
    bản.
    Ba tập “ Kiến trúc và cấu tạo của các đá magma và biến chất” của IU. IR. Polovikina
    (bản tiếng Nga, 1966) gần như đã trở thành sách cẩm nang tra cứu của các phòng phân tích
    thí nghiệm thạch học, của các cán bộ nghiên cứu và giảng dạy ở các trường Đại học địa chất
    ở Việt Nam. Thấy rõ ý nghĩa quan trọng của ba tập sách này đối với công tác tra cứu, so
    sánh và xác định các kiến trúc và cấu tạo đá magma ở Việt Nam, từ năm 1999, chúng tôi đã
    tiến hành dịch cuốn “ Kiến trúc và cấu tạo của các đá magma và biến chất” phần 2, tập I (các
    đá magma) và nghĩ rằng đã đến lúc cần phải xây dựng “ Atlas kiến trúc - cấu tạo đá magma
    Việt Nam”. Với nhận thức nêu trên, phòng Khoáng vật thuộc Viện Nghiên cứu Địa chất và 3
    khoáng sản, được lãnh đạo Viện ủng hộ, đã mạnh dạn đề xuất xây dựng đề tài nghiên cứu
    khoa học “ Thành lập atlas kiến trúc - cấu tạo đá magma Việt Nam ”.
    Ngày 17 tháng 5 năm 2001, Bộ Công Nghiệp (bên A) đã ký hợp đồng nghiên cứu
    khoa học số 076 RD/HĐ-CNCL với Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản (bên B), giao
    cho bên B thực hiện đề tài “ Thành lập atlas kiến trúc -cấu tạo đá magma Việt Nam”. Ngày
    22 tháng 5 năm 2001, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản ra quyết định
    phiếu giao việc số 42/GV-KH giao cho phòng nghiên cứu Khoáng vật đề tài “ Thành lập
    atlas kiến trúc - cấu tạo đá magma Việt Nam ” do TS. Đặng Văn Can làm chủ nhiệm với
    nhiệm vụ hoàn thành atlas nhóm đá magma acid.
    Ngày 28 tháng 3 năm 2002, Bộ Công Nghiệp (bên A) đã ký hợp đồng nghiên cứu
    khoa học số 44 RD/HĐ-CNCL với Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản (bên B) , giao
    cho bên B tiếp tục thực hiện đề tài “ Thành lập atlas kiến trúc - cấu tạo đá magma Việt Nam
    ”. với nhiệm vụ hoàn thành atlas kiến trúc - cấu tạo đá magma Việt Nam, bao gồm các nhóm
    đá magma trung tính, bazơ, siêu bazơ và đá kiềm với số ảnh là 130 ảnh.
    Với tinh thần nỗ lực hết mình, đề tài đã hoàn thành nhiệm vụ “ Thành lập atlas kiến
    trúc - cấu tạo đá magma Việt Nam ”, atlas được xây dựng công phu gồm 160 ảnh, trong đó
    bao gồm: nhóm đá acid - 63 ảnh, nhóm đá trung tính - 18 ảnh, nhóm đá bazơ - 25 ảnh, nhóm
    siêu bazơ - 36 ảnh và nhóm đá kiềm - 18 ảnh, trong đó mỗi ảnh đều có tên gọi đá, nơi lấy
    mẫu, chế độ chụp, có kèm tên khoáng vật viết tắt trên ảnh; mỗi ảnh đều có thuyết minh tóm
    tắt đặc điểm thành phần, kiến trúc hoặc cấu tạo của đá.
    Ngày 19 tháng 12 năm 2002, báo cáo đã được Hội đồng nghiệm thu xét duyệt báo cáo
    của Viện nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản nhất trí thông qua, và được đánh giá có chất
    lượng tốt, là tài liệu quí về khoa học và thực tiễn, có thể sử dụng phục vụ nghiên cứu và
    giảng dạy.
    Sau khi hoàn thành “ Atlas kiến trúc - cấu tạo đá magma Việt Nam ”, Viện Nghiên
    cứu Địa chất và Khoáng sản tiếp tục hoàn thành báo cáo “ Thành lập atlas kiến trúc - cấu tạo
    đá biến chất Việt Nam “ do TS. Nguyễn Văn Học làm chủ nhiệm (12 -2004) với chất lượng
    suất sắc. Atlas kiến trúc - cấu tạo các đá trâm tích Việt Nam cũng đã được Viện tiến hành
    thành lập do TS. Nguyễn Xuân Khiển chủ biên.
    Năm 2005, Bộ Tài Nguyên và Môi trường giao cho Viện Nghiên cứu Địa chất và
    Khoáng sản triển khai đề tài “ Thành lập atlas kiến trúc – cấu tạo quặng Việt Nam; biên tập
    để xuất bản 04 atlas kiến trúc – cấu tạo đá và quặng (magma, biến chất, trầm tích và quặng)”
    Đối với “ Atlas kiến trúc - cấu tạo đá magma Việt Nam ”, chúng tôi biên tập lại theo
    nguyên tắc sau: 4
    - Lựa chọn những kiến trúc – cấu tạo đặc trưng nhất hoặc những kiến trúc – cấu tạo
    đặc biệt của các loại đá magma Việt Nam.
    - Cân đối số lượng ảnh của các nhóm đá.
    - Bổ sung các ảnh kiến trúc hoặc cấu tạo còn thiếu, chọn lọc các ảnh đẹp. Sắp xếp,
    dàn dựng bố cục atlas theo trật tự hợp lý và khoa học.
    - Hiệu chỉnh nội dung diễn giải đi kèm theo trật tự: đưa tên kiến trúc (hoặc cấu tạo)
    lên đầu, tiếp theo là tên gọi đá, mô tả vắn tắt đặc điểm của các khoáng vật có mặt trong đá;
    tiếp theo là số hiệu mẫu, nơi lấy mẫu, chế độ chụp ảnh, người sưu tập mẫu và người chụp
    ảnh.
    - Các khoáng vật có trong ảnh đều được kèm theo chữ viết tắt thể hiện tên khoáng
    vật.
    - Các kiến trúc và cấu tạo vẫn được mô tả theo trật tự các nhóm đá: nhóm đá acid
    (granit-ryolit và granodiorit-dacit), nhóm đá trung tính (diorit – andesit), nhóm đá bazơ
    (gabro-basalt); nhóm đá siêu bazơ, nhóm đá á kiềm (syenit trachyt), nhóm đá kiềm (syenit
    nephelin) và gabroid-lamproid kiềm.
    Atlas kiến trúc - cấu tạo đá magma Việt Nam được bố cục gồm hai chương: Chương
    I: Khái niệm, định nghĩa các kiến trúc và cấu tạo đá magma. Định nghĩa các kiến trúc hoặc
    cấu tạo được mô tả theo từng nhóm đá trong atlas, mỗi tên kiến trúc được kèm thêm tiếng
    Anh để tiện việc tra cứu; Chương II: Các kiến trúc và cấu tạo đá magma Việt Nam. Chương
    này mô tả các kiến trúc hoặc cấu tạo theo từng nhóm đá, trong mỗi nhóm đá trật tự mô tả
    đầu tiên là các đá sâu, tiếp đến là các đá nông. Cuối cùng là đá phun trào và tuf của chúng.
    Đề tài có ý nghĩa thực tiễn to lớn, liên quan với các đá magma ở Việt Nam, trong đó
    có nhiều loại rất hiếm gặp hoặc mới phát hiện; vì vậy ngay từ khi bắt đầu triển khai chúng
    tôi luôn tranh thủ tập hợp sự đóng góp ý kiến, cộng tác với các nhà khoa học trong và ngoài
    Viện để bổ sung tập hợp mẫu được đầy đủ, góp phần chính xác tên gọi đá, kiến trúc và cấu
    tạo của chúng.
    Trong quá trình thành lập và biên tập Atlas, tập thể tác giả đã nhận được sự động viên
    và giúp đỡ của Ban Giám đốc, các phòng chuyên môn và nghiệp vụ có liên quan của Viện
    Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cũng như của các đồng
    nghiệp. Nhân dịp này, tập thể tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành về sự giúp đỡ
    quý báu đó.
    Do điều kiện thời gian và kinh phí đầu tư có hạn, Atlas không thể tránh khỏi những
    khiếm khuyết, kể cả nội dung khoa học, cũng như hình thức thể hiện, tập thể tác giả rất
    mong nhận được ý kiến góp ý của tất cả đồng nghiệp sử dụng Atlas. Xin trân trọng cám ơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...