Tài liệu Áp xe, chín mé, đinh râu

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    Áp xe, chín mé, đinh râu là bệnh phổ biến hay gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời dễ dẩn tới biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe và nét thẩm mỹ của gương mặt. Trong phạm vi bài này chúng ta cần nắm chắc triệu chứng, cách điều trị, dự phòng bệnh áp xe, chín mé, đinh râu


    NỘI DUNG
    I- ÁP XE
    A- ĐẠI CƯƠNG
    - Áp xe nóng: là một túi mũ hình thành sau một quá trình viêm nhiễm cục bộ do các vi khuẩn gây nên
    - Áp xe lạnh: là một khối mủ được cấu tạo dần dần, không có cảm giác viêm rõ rệt( sưng, nóng, đỏ, đau ) như áp xe nóng. Nguyên nhân gây nên do một số trực khuẩn như: trực khuẩn lao, trực khuẩn ecoly, nấm
    B- TRIỆU CHỨNG
    1- Áp xe nóng
    - Nơi viêm nhiễm sưng to, da đỏ, nề, nóng, đau nhức khó chịu. Thân nhiệt tăng 38-390C kèm theo người mệt mỏi, nhức đầu, kém ăn
    - Khi ổ viêm đã thành mũ đau nhức giảm dần, ổ viêm mềm ra, ấn lõm tại chỗ, có màu đỏ sẫm. Nếu áp xe ở nông tìm thấy dấu hiệu sóng vỗ
    2- Áp xe lạnh
    Áp xe lạnh phát triển từ từ, tại chổ áp xe không có triệu chứng viêm tấy, ít ảnh hưởng đến toàn thân
    - Giai đoạn đầu tại chỗ là một khối u rắn có giới han rõ rệt, nắn di động, không đau
    - Giai đoạn sau khối u này to ra xung quanh, ấn mềm do có mủ
    C- XỬ TRÍ
    1- Áp xe nóng
    a- Giai đoạn viêm tấy chưa có mủ
    - Chướm nóng tại ổ viêm
    - Tiêm hoặc uống thuốc kháng sinh: Penicilline, Ampicilline
    - Phong bế Novocain quanh ổ viêm nhiễm
    Thuốc nam: Lá dâm bụt, lá cúc hoa rửa sạch, giã nát trộn thêm ít hạt muối đắp lên vùng viêm, ngày 2 lần
    b- Giai đoạn viêm có mủ
    - Chườm lạnh tại ổ viêm
    - Rạch tháo mủ, dẩn lưu
    - Hằng ngày rửa và thay băng vô khuẩn
    Thuốc nam: Lá bời lời, măng tay tre non, lá thầu dầu tía rửa sạch, giã nát trộn thêm ít muối, đắp lên vùng viêm, ngày 1 lần( có tác dụng hút mủ)
    2- Áp xe lạnh
    - Khi đã có mủ dùng kim to hút hết mủ( trứơc khi hút dịch bơm vào ổ áp xe một ít nước cất cho mủ loảng ra)
    - Nếu ổ áp xe nhỏ thì tiến hành phẩu thuật rạch rộng lấy khối áp xe ra( chỉ điều trị ở tuyến sau)
    - Nếu áp xe tự vỡ: Chích rạch, nặn mũ, dẩn lưu, băng kín vô khuẩn
    - Dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn, nâng cao sức đề kháng bằng các vitamin
    II- CHÍN MÉ
    A- ĐẠI CƯƠNG
    Chín mé là hịên tượng viêm nhiễm cấp tính ở tổ chức tế bào đầu ngón tay hoặc đốt 1,2 của ngón tay. Nguyên nhân do vi khuẩn đột nhập qua vết xây xát da vào đầu ngón tay. Nếu điều trị không kịp thời hay không đúngdễ dẩn tới biến chứng viêm xương, viêm khớp, ảnh hưởng tới chức phận của ngón tay
    B- TRIỆU CHỨNG
    - Chín mé nông: Cả ngón tay hoặc một đốt bị sưng đỏ đau trong vài ngày. Có khi có mụn phỏng ở lớp biểu bì, bên trong có nước trong hoặc đục. Nốt phỏng có thể nằm quanh móng hoặc dưới móng ngón tay
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...