Luận Văn Áp dụng UCP600 trong giao dịch thanh toán chứng từ trong thanh toán Xuất nhập khẩu

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Áp dụng UCP600 trong giao dịch thanh toán chứng từ trong thanh toán Xuấtnhập khẩu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Ý nghĩa thực tế của đề tài

    Trong giao dịch thương mại quốc tế có rất nhiều phương thức thanh tóan quốc tế khác nhau như : thanh tóan chuyển tiền trực tiếp cho nhau hoặc trước khi nhận hàng hoặc sau khi nhận hàng, thanh tóan theo phương thức nhờ thu gồm nhờ thu trơn, nhờ thu kèm chứng từ, nhờ thu trả ngay, nhờ thu trả chậm, thanh tóan theo phương thức tín dụng chứng từ . và mỗi phương thức khác nhau đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Phương thức thanh tóan bằng tín dụng chứng từ là phương thức đáp ứng được đòi hỏi của hai bên người nhập khẩu và người xuất khẩu. Trong phương thức này thì ngân hàng của hai bên là những nhà trung gian đảm bảo cho người xuất khẩu khi đã giao hàng thì sẽ nhận được tiền và bên nhập khẩu khi nhận được chứng từ thì phải thanh tóan Nhờ vào sự ưu việt hơn so với những phương thức chuyển tiền bằng điện, nhờ thu . nên phương thức tín dụng chứng từ đã trở thành phương thức hữu hiệu với cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu và nó đã trở thành phương thức thông dụng hiện nay. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng các điều luật, các quy tắc quốc tế vào trong quá trình thực hiện thì xảy ra những mâu thuẫn bất đồng do những quy tắc thống nhất này ngày càng bộc lộ những điểm bất cập và không theo kịp với sự phát triển và đa dạng hóa của quá trình trao đổi thương mại quốc tế tòan cầu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những tranh chấp xảy ra khi áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ sẽ rất giúp ích cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu trong thực tế. Đồng thời việc nghiên cứu phân tích những thay đổi của UCP600 so với UCP500 và chỉ ra những hạn chế của UCP600 cũng giúp ích thêm phần nào cho việc đưa nhanh UCP600 vào thực tiễn họat động thanh tóan quốc tế hiện nay, vốn đang rất sôi động và đặc biệt là kể từ khi Việt nam gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế quốc tế của thế giới.

    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Với ý nghĩa muốn chỉ ra những điểm hạn chế của UCP 500, những thay đổi trong UCP600 và việc áp dụng UCP600 trong thực tiễn giao dịch thanh tóan chứng từ hiện nay, luận văn cần phải nêu ra những cơ sở lý luận dùng để phân tích đánh giá, và đưa ra kết luận.
    Mục tiêu của đề tài trước tiên là nghiên cứu những lý luận cơ bản của phương thức tín dụng chứng từ để thấy rằng quá trình sử dụng UCP 600 để kiểm tra chứng từ là một quá trình không thể thiếu trong phương thức tín dụng chứng từ. Cũng từ việc áp dụng quy tắc kiểm tra tín dụng chứng từ này mà đã phát sinh những tranh chấp trong kiểm tra chứng từ và thanh tóan .
    Tiếp theo đề tài cũng đi vào nghiên cứu các tình huống cụ thể xảy ra tranh chấp, ý kiến thắc mắc khi áp dụng các điều khỏan của UCP 500 và các lý luận phân tích của ICC khi giải quyết những tranh chấp này. Từ đó thấy được tính tất yếu của việc phải thay đổi UCP 500 bằng UCP 600 để khắc phục những bất cập của nó, tránh những tranh chấp không cần thiết xảy ra.
    Cuối cùng đề tài cũng chỉ ra thực trạng họat động thanh tóan xuất nhập khẩu hiện nay của Việt nam. Đưa ra những biện pháp để hạn chế những tranh chấp xảy ra góp phần thúc đẩy phát triển xuất khẩu.
    Do việc áp dụng UCP600 bắt đầu từ tháng 1/7/2007 cho tới thời điểm làm luận văn chưa được lâu nên những tranh chấp thực tế phát sinh từ việc áp dụng UCP600 chưa có nhiều. Nhưng đề tài cũng mạnh dạn đưa ra những nhận định đánh giá có tính chủ quan của tác giả về những bất cập, hạn chế của UCP600 đồng thời đúc kết một số điểm cần chú ý khi sử dụng nó.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Như đã trình bày ở trên, đề tài này đề cập tới những tranh chấp xảy ra khi áp dụng UCP 500 trong quá trình kiểm tra chứng từ khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ. Vì vậy đối tượng nghiên cứu ở đây là những điều khỏan điều kiện của UCP500, UCP600 khi kiểm tra chứng từ và trong từng tranh chấp cụ thể trong giao dịch thương mại.
    Trong quá trình nghiên cứu thì có rất nhiều tranh chấp liên quan đến việc áp dụng các điều khỏan của UCP500 nhưng đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu những điều khỏan có xảy ra tranh chấp nhiều nhất mà ICC phải tập trung vào để sửa đổi nhiều nhất để khắc phục .
    Ngòai ra đề tài cũng phân tích đánh giá thêm sự hiểu biết của các cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng chứng từ ở một số ngân hàng trong nước, một số cán bộ của công ty xuất nhập khẩu thông qua kết qua khảo sát bằng những bảng câu hỏi về thực tiễn khi áp dụng UCP 500, UCP600, về những hiểu biết của họ về thay đổi của UCP600. Và từ đó đưa ra những biện pháp ngừa ngừa việc phát sinh tranh chấp trong họat động thanh tóan xuất nhập khẩu khi áp dụng phương thức tín dụng chứng từ.

    4. Phương pháp nghiên cứu
    Thông qua phần lý luận và tổng quan về phương thức tín dụng chứng từ, bằng phương pháp mô tả tôi đã giới thiệu được cơ bản về phương thức tín dụng chứng từ, quá trình áp dụng, vận dụng UCP vào phương thức này. Để nêu bật những tranh chấp thường xảy ra trong phương thức tín dụng chứng từ, tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống. Bên cạnh đó bằng phương pháp phỏng vấn điều tra khảo sát và thống kê thực tế, kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp số liệu, tôi đã đưa ra một kết quả định lượng để xác định nguyên nhân thực tế gây ra tranh chấp xuất phát từ sự hiểu biết chưa thấu đáo của các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ , từ đó đưa ra một số biện pháp khắc phục.

    Mô hình nghiên cứu đề tài được xây dựng theo mô hình sau :


    [​IMG]
















    5. Điểm mới của đề tài
    UCP600 mới ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/7/2007 nên việc áp dụng còn tương đối mới đối với các bên tham gia gồm cả ngân hàng và người xuất nhập khẩu. Những thay đổi của UCP600 mang tính thực tiễn cao với mục đích để quá trình thanh tóan giữa các quốc gia được nhanh chóng thuận tiện. Việc nghiên cứu những điểm mới của UCP600, tìm ra những hạn chế, những bất cập khi sử dụng trong thực tiễn tuy còn hơi sớm nhưng là một điểm mới mà chưa có luận văn nào trước đây đề cập tới. Việc khảo sát từ những cán bộ ngân hàng làm nghiệp vụ thanh tóan quốc tế, cán bộ doanh nghiệp làm nghiệp vụ xuất nhập khẩu nhằm để tìm hiểu đánh giá sự hiểu biết của họ về UCP, về những sai sót tranh chấp thường xuyên xảy ra và từ đó đưa ra các biện pháp để phòng tránh nó .

    6. Nội dung nghiên cứu
    Nội dung của đề tài được chia làm ba chương chính :
    Chương 1: là phần trình bày về cơ sở lý luận của phương thức tín dụng chứng từ. Trong đó nêu ra một số khái niệm của thư tín dụng, phân lọai thư tín dụng, quy trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ. Bên cạnh đó còn chỉ ra tính tất yếu của việc ra đời UCP600, sự khác biệt của UCP600 với UCP500. Chương này cũng nêu ra các lọai quy tắc tập quán quốc tế đang sử dụng trong phương thức này nhưng chủ yếu là đi sâu vào giới thiệu về Quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ.
    Chương 2: là phần trình bày về những tình huống tranh chấp xảy ra trong phương thức tín dụng chứng từ khi sử dụng UCP 500 và phán quyết của ICC cho từng trường hợp cụ thể. Sau đó đề tài đề cập tới thực tế hiểu biết của những cán bộ ngân hàng, cán bộ làm xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Việt Nam khi sử dụng UCP 500. Từ những kết quả khảo sát điều tra đó, chương này đã đưa ra nhận định về sự hiểu biết của các bên liên quan về UCP500, UCP600 trong phương thức tín dụng chứng từ, đưa ra những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp. Chương này cũng đề cập tới họat động xuất nhập khẩu của Việt nam trong năm 2008.
    Chương 3: là phần trình bày về thực trạng của họat động thanh tóan xuất nhập khẩu tại một số ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt nam, xu hướng sử dụng phương thức tín dụng chứng từ. Từ đó đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế tranh chấp xảy ra khi áp dụng UCP600 vào thực tiễn nhằm thúc đẩy họat động xuất nhập khẩu . Những biện pháp này ngòai biện pháp kỹ thuật còn phải có sự hiểu biết thêm các nghiệp vụ hỗ trợ liên quan.
     
Đang tải...