Luận Văn Áp dụng TQM tai công tySIVICO

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 5/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    I. TỔNG QUAN VỀ TQM . 4
    1.1. Lịch sử hình thành: 4
    1.2. Khái niệm: 5
    1.3. Đặc điểm: 6
    1.3.1. Chất lượng là số một : 6
    1.3.2. Định hướng vào người tiêu dùng: 7
    1.3.3. Đảm bảo thông tin và kiểm soát quá trình bằng thống kê: (SPC – Statistical – Process – Control): 8
    1.3.4. Con người – yếu tố số một trong quản: 9
    1.4. Tám nguyên tắc quản lí chất lượng. 9
    1.5. Các công cụ áp dụng của TQM: 11
    1.5.1. Phiếu kiểm tra : 11
    1.5.2. Biểu đồ Pareto: 12
    1.5.3. Biểu đồ nhân quả: 12
    1.5.4. Lưu đồ: 13
    1.5.5. Biểu đồ mũi tên (Sơ đồ Gantt): 14
    1.5.6. Biểu đồ kiểm soát: 14
    1.5.7. Biểu đồ phân bố tần số: (biểu đồ cột). 15
    1.5.8. Biểu đồ tán xạ: 16
    1.5.9. Những định luật phân bổ thống kê: 16
    1.6. Các bước thực hiện TQM: 17
    1.6.1. Nhận thức, cam kết chất lượng: 17
    1.6.2. Tổ chức và phân công trách nhiệm: 18
    1.6.3. Đo lường chất lượng: 20
    1.6.4. Hoạch định chất lượng: 20
    1.6.5. Thiết kế chất lượng: 21
    1.6.6. Xây dựng hệ thống chất lượng: 22
    1.6.7. Theo dõi bằng thống kê: 22
    1.6.8. Kiểm tra chất lượng: 23
    1.6.9. Hợp tác nhóm: 23
    1.6.10. Đào tạo và huấn luyện về chất lượng: 24
    1.6.11. Hoạch định việc thực hiện TQM: 25
    1.7. Lợi ích. 26
    1.8. So sánh TQM và ISO 9000: 26
    II. TÌNH HÌNH CHUNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY: 28
    2.1. Nhận thức về TQM 28
    2.2. Tài chính. 28
    2.3. Tổ chức quản lý. 28
    2.4. Rào cản kỹ thuật 29
    2.5. Rào cản văn hóa. 29
    III. GIỚI THIỆU CÔNG TY SIVICO: 30
    IV. LÝ DO ÁP DỤNG TQM VÀO CÔNG TY: 32
    V. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TQM VÀO CÔNG TY 37
    VI. THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY SIVICO 40
    6.1. Thực trạng: 40
    6.1.1. Những thành tựu đạt được của công ty CP SIVICO trong việc áp dụng TQM . 45
    6.1.2. Thuận lợi, khó khăn khi áp dụng TQM tại công ty Sivico: 47
    6.2. Giải pháp: 48
    Tài liệu tham khảo. 49
    Chất lượng vốn là điểm yếu kém kéo dài nhiều năm ở nước ta trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây vấn đề chất lượng đã từng được đề cao và được coi là một mục tiêu quan trọng để phát triển kinh tế, nhưng kết quả lại chưa được là bao do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã phủ định nó trong các hoạt động cụ thể.Trong mười năm đổi mới kinh tế xã hội vấn đề chất lượng dần trở về đúng vị trí của nó. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần cùng với quá trình mở cửa, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, quyết liệt. Do ép của hàng nhập khẩu, của người tiêu dùng trong và ngoài nước buộc các doanh nghiệp các nhà quản lý phải coi trọng vấn đề chất lượng. Chất lượng sản phẩm ngày nay đang trở thành một nhân tố cơ bản quyết định đến sự thành bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước nói chung và của doanh nghiệp nói riêng.
    Các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam đã nhận thấy rằng: Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình cạnh tranh hội nhập với khu vực và thế giới (Việt Nam đã gia nhập AFTA và tiến tới sẽ gia nhập WTO). Từ khi chuyển đổi cơ chế, các doanh nghiệp được trao quyền tự trị độc lập trong hoạt động kinh doanh, được hưởng các thành quả đạt được nhưng đồng thời phải chịu trách nhiệm về sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng. Một mặt để cạnh tranh với hàng ngoại nhập ồ ạt tràn vào Việt Nam, mặt khác tạo điều kiện để hàng Việt Nam vươn ra thị trường thế giới.
    Từ nhận thức trên các doanh nghiệp Việt Nam trong mấy năm gần đây đã chú trọng vấn đề chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý này. Quan điểm mới của chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng ngày nay cho rằng để đảm bảo và nâng cao được chất lượng sản phẩm đòi hỏi các doanh nghiệp, các nhà quản lý phải có kiến thức kinh nghiệm nhất định trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh, thực hiện tốt công tác quản lý đặc biệt là quản lý chất lượng.
    Ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế. Một số tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến như ISO 9000, HACCP . đó là một dấu hiệu đáng mừng của chúng ta trong những bước đi trên con đường tiến tới kỷ nguyên chất lượng. Ngoài những hệ thống quản lý trên ngày nay chúng ta còn biết đến một một hình quản lý chất lượng toàn diện (TQM) đã thành công rực rỡ ở Nhật. Để cải tiến không ngừng chất lượng sản phẩm, dịch vụ quản lý chất lượng toàn diện (TQM) là một dụng pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp thu hút sự tham gia của mọi cấp mọi khâu, mọi người vào quá trình quản lý chất lượng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu và mong đợi của khách hàng
    Thực chất quản lý chất lượng toàn diện (TQM) là một phương pháp quản lý tập trung vào chất lượng dựa vào sự nỗ lực của tất cả các thành viên trong tổ chức, doanh nghiệp nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ sự thoả mãn yêu cầu khách hàng. TQM có thể áp theo nhiều cách khác nhau tuỳ vào từng điều kiện, đặc điểm của doanh nghiệp của tổ chức doanh nghiệp. Nó là một biện pháp quản lý linh hoạt không cứng nhắc, nhưng đòi hỏi sự nỗ lực của các thành viên trong tổ chức, doanh nghiệp. Hiện nay trên thế giới đã có hàng nghìn tổ chức doanh nghiệp thực hiện thành công (TQM). Nhưng ở Việt Nam con số này còn quá ít do sự mới mẻ của phương thức quản lý này
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...