Luận Văn Áp dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóa

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Việt nam đang trên đường đổi mới, hoà nhập vào sự phát triển chung trong khu vực và trên thế giới, thương mại điện tử ngày một phát triển đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, trong việc buôn bán trao đổi hàng hóa đặc biệt trong giao nhận hàng hóa giữa Việt nam, khu vực và thế giới.

    Để đẩy mạnh hợp tác kinh tế, các nước ASEAN trong đó có Việt Nam tìm cách hướng tới việc tự do hoá thương mại, dịch vụ và đầu tư trong khu vực. Song song với việc thực hiện Khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), các nước ASEAN đang triển khai việc thực hiện Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ trong đó có dịch vụ vận tải và giao nhận hàng hoá hứa hẹn một sự phát triển mạnh mẽ của loại hình dịch vụ này. Có thể nói phát triển dịch vụ giao nhận vân tải hàng hoá quốc tế ở mỗi nước gắn liền với sự phát triển kinh tế của nước đó. Ký kết hợp đồng, vận chuyển hàng hoá đến cảng đích và tiến hành giao nhận là những khâu then chốt trong bất kỳ thương vụ nào. Với tính chất là một nghiệp vụ tổng hợp, người giao nhận phải nắm vững về các nghiệp vụ ngoại thương và phải biết phối kết hợp một cách nhuần nhuyễn các khâu nghiệp vụ khi thực hiện một hợp đồng giao nhận. Đây là một loại hình kinh doanh dịch vụ mang tính phân công lao động cao của một xã hội hiện đại đòi hỏi người cung cấp dịch vụ phải hiểu biết một cách đầy đủ về ngoại thương, các tập quán buôn bán quốc tế cũng như luật kinh tế, các quy định của Nhà nước về luật thuế, luật Hải quan và hơn nữa phải có một hệ thống đại lý rộng rãi trên thế giới để có thể cung cấp dịch vụ một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất với giá cả cạnh tranh nhất. Đặc biệt trong giai đoạn mà áp dụng thương mại điện tử vào trong các loại hình kinh doanh, sản xuất là một trong những mảng được Chính phủ nhiều nước trong khu vực và trên thế giới rất quan tâm, được coi là điều kiện cần thiết cho sự hội nhập kinh tế của mỗi nước. Hình thức thương mại này, mang lại cho xã hội, các doanh nghiệp, đến từng cá nhân một công cụ hoạt động mới, tiện lợi, dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều. Ngày nay, thương mại điện tử được áp dụng ngày càng nhiều và tốc độ càng nhanh với hiệu quả hết sức nhãn tiền trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau với nhiều mức độ khác nhau.

    Với mong muốn nước ta bước vào nền kinh tế tri thức trong thế kỷ tới một cách thành công, theo kịp sự phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới cùng với mối quan tâm đến sự phát triển của thương mại điện tử trong dịch vụ giao nhận vận tải trong kỷ nguyên công nghệ thông tin, tôi đã quyết định chọn đề tài: “ Áp dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóa” làm đề tài tốt nghiệp của mình.

    Hiện nay, áp dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóa tại Việt Nam là một vấn đề lớn và đang được xem xét để có thể triển khai rộng rãi, một phần do tỷ lệ người dùng Internet thấp và thói quen giao dịch qua mạng chưa nhiều. Tuy nhiên Việt Nam là một thị trường lớn với trên 56.000 doanh nghiệp, việc tiến hành thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóa là xu hướng tất yếu. Các doanh nghiệp ngay từ bây giờ cần tạo lập những điều kiện cơ bản ban đầu cho thương mại điện tử phát triển, trước hết là cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin để từ đó phát triển các lĩnh vực trong thương mại điện tử đặc biệt là giao nhận hàng hóa. Ngoài ra, đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhà nước và các Bộ, Ngành cần có những giải pháp để hỗ trợ trong lĩnh vực này.

    Mục đích của khóa luận là làm rõ lợi ích của việc ứng dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóa, hình thức áp dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóa, và đề xuất các các giải pháp phát triển thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóa.


    Cấu trúc của khóa luận gồm:
    Lời nói đầu
    Ba chương:
    Chương I: Sự ra đời của thương mại điện tử, lợi ích của việc ứng dụng thương mại điện tử, các điều kiện phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam.
    Chương II: Hiện trạng áp dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóa.
    Chương III: Kiến nghị các giải pháp phát triển thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóa ở Việt Nam.

    Kết luận

    Tài liệu tham khảo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...