Luận Văn Áp dụng thuế chống bán phá giá trong thương mại quốc tế - Kinh nghiệm các nước và bài học đối với Vi

Thảo luận trong 'Thuế - Hải Quan' bắt đầu bởi Bống Hà, 5/4/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính tất yếu của đề tài

    Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đó cú những bước phát triển đáng kể, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xó hội. Thụng qua cỏc hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế, vai trũ và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Trong thế giới ngày càng phụ thuộc, gắn bó chặt chẽ và tác động lẫn nhau thỡ nhu cầu giao lưu văn hóa, hợp tác kinh tế nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau để cùng phát triển vỡ lợi ớch dõn tộc càng trở nờn cấp thiết. Với một mụi trường quốc tế thuận lợi như vậy, Việt Nam đang từng bước đẩy nhanh và tiến sâu hơn vào quá trỡnh hội nhập kinh tế toàn cầu để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trỡnh phỏt triển đất nước. Tuy nhiên quá trỡnh hội nhập bờn cạnh việc tạo ra những cơ hội phát triển cũng đạt ra cho các quốc gia những thách thức không nhỏ, đặc biệt là trong vấn đề cạnh tranh và một loạt các biện pháp phũng vệ đó được hỡnh thành trong đó có biện pháp phi cạnh tranh đó là bán phá giá. Trong thời gian gần đây, các vụ kiện bán phá giá đang có xu hướng gia tăng trên thế giới, gây thiệt hại đáng kể cho ngành thương mại toàn cầu. Trước tỡnh hỡnh đó, hầu hết các nước đều xây dựng hệ thống văn bản pháp luật quy định về vấn đề này nhằm bảo vệ ngành sản xuất nội địa và bảo đảm hoạt động kinh doanh lành mạnh.
    Từ năm 2004, Việt Nam đó cú Phỏp lệnh chống bỏn phỏ giỏ hàng hoỏ nhập khẩu vào Việt Nam do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành cũng như những Nghị định, Thông tư quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Pháp lệnh, hướng dẫn cụ thể việc thực thi các vấn đề liên quan và cho đến nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam đó tương đối hoàn thiện. Nhờ đó Nhà nước đang từng bước quản lý cú hiệu quả ngành sản xuất kinh doanh, phỏt triển kinh tế đất nước, tạo cho cộng đồng doanh nghiệp một môi trường kinh doanh an toàn, lành mạnh, giảm thiểu thiệt hại do các hoạt động bán phá giá hay trợ cấp gây nên. Điều này đặt ra yêu cầu thực tế và cấp bách là Việt Nam cần thiết phải có những biện pháp tổng thể và hợp lý nhằm nõng cao hiệu quả áp dụng thuế chống bán phá giá cho Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
    Từ những lý do trờn, đề tài: “Áp dụng thuế chống bán phá giá trong thương mại quốc tế - Kinh nghiệm các nước và bài học đối với Việt Nam” được chọn để nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về thuế chống bán phá giá, Hiệp định chống bán phá giá của WTO cũng như thực trạng áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế giới và Việt Nam trong thời gian qua trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, bài nghiên cứu rút ra những đánh giá cụ thể làm cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiờn cứu
    - Đối tượng của đề tài là việc áp dụng thuế chống bán phá giá.
    - Phạm vi nghiờn cứu:
    Về mặt không gian, đề tài tập trung nghiên cứu việc triển khai áp dụng thuế chống bán phá giá ở một số nước như: Hoa Kỳ, EU, và ở Việt Nam.
    Về mặt thời gian, phần thực trạng được phân tích với các số liệu từ năm 2004 đến nay và định hướng cũng như giải pháp đến năm 2020.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài nghiên cứu là phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp cụ thể được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp và phương pháp thống kê.
    5. Những đóng góp của đề tài
    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về thuế chống bỏn phỏ giỏ
    - Tổng kết và đánh giá thực trạng hoạt động thực tiễn của việc áp dụng thuế chống bán phá giá tại một số nước trên thế giới cũng như của Việt Nam.
    - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng thuế chống bán phá giá cho Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    6. Kết cấu đề tài:
    Chương 1: Cơ sở lý luận của việc ỏp dụng thuế chống bỏn phỏ giỏ.
    Chương 2: Thực trạng áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế giới và ở Việt Nam.
    Chương 3: Các giải pháp liên quan tới việc ỏp dụng thuế chống bỏn phỏ giỏ tại Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...