Tiểu Luận Ap dụng tập quán trong pháp luật

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    I. Phong tục tập quán – áp dụng phong tục tập quán trong pháp luật dân sự:
    1. Phong tục tập quán:

    Phong tục tập quán là một khái niệm khá phức tạp, thường được hiểu là những thói quen, những quy tắc xử sự chung, tồn tại lâu đời và được mọi người chấp nhận, coi đó như là một chuẩn mực ứng xử để áp dụng giải quyết các vụ việc cụ thể của toàn thể dân cư trong một cộng đồng tự quản (làng, xã, khu vực).
    Tuy nhiên, với khái niệm về phong tục tập quán hiện nay, ta cũng có thể hiểu đó không chỉ là những thói quen lâu đời của một cộng đồng người sinh sống trên một khu vực, mà đó còn có thể là những quy tắc xử sự chung, trở thành thông dụng và được đông đảo những người hành nghề trong cùng một lĩnh vực chấp thuận.
    2. Áp dụng phong tục tập quán trong pháp luật dân sự:
    Tiêu chuẩn cơ bản đầu tiên để xác định mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật đó chính là tính toàn diện. Tính toàn diện của hệ thống pháp luật được thể hiện ở hai mức độ, trong đó, ở cấp độ cụ thể đòi hỏi mỗi ngành luật phải có đủ các chế định pháp luật và các quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, hệ thống pháp luật của nước ta nói chung và Bộ Luật dân sự (BLDS) nói riêng còn nhiều điểm yếu kém.
    Áp dụng tập quán là việc sử dụng các xử sự được cộng đồng thừa nhận như là một chuẩn mực ứng xử của các thành viên trong cộng đồng, dân tộc đó. Việc áp dụng phong tục tập quán trong pháp luật, đặc biệt là trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự của các chủ thể là một việc hết sức cần thiết và quan trọng. Chính vì vậy, Điều 3 BLDS năm 2005 quy định: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán”.
    II. Nguyên nhân áp dụng tập quán trong pháp luật dân sự:
    Các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật pháp nước ta nói chung và BLDS nói riêng là vô cùng phong phú và đa dạng, luôn luôn có sự thay đổi, biến dạng những quan hệ xã hội hiện có hoặc phát sinh những quan hệ xã hội mới. Trong khi những quan hệ xã hội này không ngừng vận động, biến đổi cùng với sự phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật, thì các quy phạm pháp luật lại có sự ổn định trong từng giai đoạn nhất định. Như vậy, những trường hợp không có quy phạm pháp luật điều chỉnh một quan hệ xã hội đang tồn tại là điều tất yếu không thể tránh khỏi trong hoạt động lập pháp.
    Đặc biệt, Luật dân sự lại là Bộ luật điều chỉnh rất nhiều quan hệ phức tạp về các phương diện: chủ thể, khách thể, nội dung, nên việc xuất hiện các trường hợp thiếu sót là không ít.
    Nhìn vào thực tế, ta phải thừa nhận rằng hoạt động lập pháp ở nước ta còn nhiều thiếu sót, hạn chế nhất định bởi trình độ chuyên môn của nhà lập pháp còn nhiều bất cập nên vẫn có những “lỗ hổng, kẽ hở” trong một số quy phạm pháp luật dân sự cũng như các ngành luật khác. Khi ban hành các văn bản pháp luật, các nhà lập pháp khó có thể dự liệu hết những trường hợp, các quan hệ xã hội cần thiết phải điều chỉnh và có thể phát sinh trong thực tế. Đây là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay, ví dụ như việc không có các quy định về thu mua, hụi, họ
    Ngoài ra, còn một số nguyên nhân mà nhà làm luật tuy có dự tính trước nhưng vẫn để cho phong tục tập quán điều chỉnh (Thừa nhận phong tục tập quán trong một số trường hợp nhất định). Đó cũng chính vì do nước ta là một đất nước với nhiều vùng miền và các dân tộc khác nhau, và ở mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có những phong tục, tập quán khác biệt. Trong quá trình sinh sống từ lâu đời, có rất nhiều các phong tục tập quán đã nảy sinh và trở thành một hiện tượng không thể loại bỏ. Vậy nên dù dự tính trước, các nhà làm luật vẫn để phong tục tập quán điều chỉnh thay vì sử dụng các quy phạm pháp luật quy định cụ thể để điều chỉnh. Việc này đã giúp pháp luật trở nên linh hoạt hơn và cũng khiến người dân thực hiện, chấp hành pháp luật tự giác hơn, tránh gây mâu thuẫn, tranh chấp khi những quy định cụ thể của luật lại không phù hợp với phong tục tập quán của địa phương.Ví dụ như trong việc xác định dân tộc cho trẻ em tại Khoản 1 Điều 28 BLDS, tuy có dự tính trước nhưng các nhà làm luật vẫn quy định: “Trong trường hợp cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của người con được xác định là dân tộc của cha đẻ hoặc dân tộc của mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ”. Vì nếu trong trường hợp này, các nhà làm luật quy định cụ thể dân tộc của đứa trẻ là dân tộc của bố đẻ (hoặc mẹ đẻ) sẽ gây mâu thuẫn, tranh chấp cho nhiều dân tộc theo chế độ mẫu hệ - người phụ nữ làm chủ gia đình (hoặc chế độ phụ hệ - người đàn ông làm chủ gia đình).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...