Thạc Sĩ Áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2014
    Đề tài: Áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay




    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ÁP DỤNG TẬP QUÁN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN 11
    1.1. Tổng quan về tài liệu trong nước 11
    1.2. Tổng quan về tài liệu nước ngoài 29
    1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 34
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG TẬP QUÁN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM 40
    2.1. Tập quán và vấn đề áp dụng tập quán với tư cách là nguồn của pháp luật 40
    2.2. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, quy trình, thủ tục áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay 64
    2.3. Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động áp dụng tập quán trong giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay 78
    Chương 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẬP QUÁN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 86
    3.1. Khái quát về tổ chức, hoạt động và sự ảnh hưởng tới vấn đề áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân ở Việt Nam 86
    3.2. Kết quả đạt được và bất cập trong áp dụng tập quán để giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân ở Việt Nam từ năm 1996 đến nay 100
    Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG TẬP QUÁN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 123
    4.1. Quan điểm bảo đảm áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay 123
    4.2. Giải pháp bảo đảm áp dụng tập quán trong giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay 129
    KẾT LUẬN 150




    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Tập quán là một loại quy tắc xử sự có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của con người. Trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, tập quán ra đời, điều chỉnh các quan hệ xã hội từ trước khi có nhà nước, có pháp luật và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của tập quán trong việc giữ gìn trật tự xã hội, kể từ khi nhà nước ra đời, nhà nước đã lựa chọn những tập quán phù hợp với ý chí giai cấp thống trị để nâng lên thành pháp luật. Trên thế giới có nhiều quốc gia thừa nhận tập quán làm nguồn của pháp luật.
    Ở Việt Nam trước đây, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong một vài giai đoạn lịch sử, chúng ta không thừa nhận tập quán là một loại nguồn của pháp luật. Hiện nay, trong nỗ lực đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp, tính khả thi, bên cạnh văn bản quy phạm pháp luật với vai trò là nguồn chủ yếu thì tập quán được coi là nguồn bổ trợ. Trên bình diện chung, trong các lĩnh vực: dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình, một số tập quán đã được sự thừa nhận và đảm bảo thực hiện từ phía Nhà nước, chúng được gọi là tập quán pháp.
    Việc thừa nhận vai trò của tập quán và coi tập quán như một loại nguồn của pháp luật ở Việt Nam được thể hiện rõ trong các văn kiện của Đảng và văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, khi đề cập đến các giải pháp xây dựng pháp luật có nêu: cần nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng tập quán nhằm góp phần bổ sung và hoàn thiện pháp luật. Trước đó, vào năm 2000, Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định tại Điều 6: "Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, những phong tục, tập quán thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc mà không trái với những nguyên tắc quy định tại Luật này thì được tôn trọng và phát huy". Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005, một trong những văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao và có vai trò điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội quan trọng trong đời sống dân sự, cũng đã quy định tại Điều 3: "Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán; ( )Tập quán ( ) không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này".
    Với cơ sở pháp lý hiện hành, TAND các cấp trong hoạt động giải quyết các tranh chấp dân sự áp dụng những tập quán phù hợp để làm căn cứ đưa ra phán quyết là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Chẳng hạn, có Tòa án áp dụng tập quán của địa phương, nơi mà tên cha, mẹ thường được gọi bằng tên con trưởng, để xác định nhà, đất là của người cha và người mẹ, mặc dù trích lục bản đồ đất đứng tên con trưởng [25]. Có Tòa án áp dụng tập quán để xác định quyền ưu tiên khai thác địa điểm đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ [15]. Hoạt động này của TAND đã góp phần làm giảm những vụ việc phải từ chối giải quyết như trường hợp từ chối thụ lý giải quyết các tranh chấp về hụi (còn gọi là họ, biêu hoặc phường) phát sinh từ việc chơi hụi được xác lập trong thời gian có hiệu lực của Bộ luật dân sự năm 1995 [69]. Sự tham gia điều chỉnh các quan hệ pháp luật của tập quán đồng thời cũng làm cho hệ thống pháp luật trở nên hoàn thiện hơn.
    Tuy nhiên, cũng chính từ thực tiễn cho thấy, việc TAND áp dụng tập quán để giải quyết các vụ việc dân sự đã gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết.
    Thứ nhất, về góc độ lý luận và cơ sở pháp lý, chưa có cách hiểu thực sự thống nhất về tập quán, do vậy, rất khó xác định những tập quán nào là tập quán phù hợp để TAND các cấp áp dụng. Trong các công trình nghiên cứu khoa học, tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về tập quán. Còn tại các văn bản quy phạm pháp luật thì Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ đưa ra nguyên tắc áp dụng tập quán, không nêu định nghĩa tập quán, không phân biệt các loại tập quán; Luật thương mại năm 2005, tại khoản 4 điều 3 sử dụng thuật ngữ tập quán thương mại (không phải là tập quán) và xác định tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Ngoài những văn bản nêu trên, ngày 17/9/2005, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã ban hành Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về “chứng minh và chứng cứ (sau đây gọi là Nghị quyết 04/2005/NQ-HĐTP). Nghị quyết này hiện đã được thay thế bằng Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định về “chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ban hành ngày 03/12/2012 (sau đây gọi là Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP). Cả hai Nghị quyết đều giải thích cụ thể các thuật ngữ: tập quán, tập quán thương mại và tập quán thương mại quốc tế. Tuy nhiên, so sánh giải thích từ ngữ về tập quán thương mại trong Luật thương mại và các giải thích từ ngữ liên quan đến tập quán trong Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP cho thấy những quy định này còn có một số điểm chưa hoàn toàn thống nhất với nhau.
    Thứ hai, mặc dù nguyên tắc áp dụng tập quán là nguyên tắc luật định, nhưng pháp luật Việt Nam hiện nay chưa quy định chủ thể có thẩm quyền cung cấp và chịu trách nhiệm về sự tồn tại, về nội dung của tập quán hoặc có thẩm quyền giải thích tập quán trong trường hợp có những cách hiểu khác nhau về chúng. Trong điều kiện của Việt Nam, tập quán vốn dĩ vô cùng phong phú, đa dạng. Không chỉ có tập quán vùng miền, khu vực, dân tộc mà trong bản thân mỗi vùng, miền, dân tộc, lại tồn tại những tập quán cùng điều chỉnh về một quan hệ xã hội nhưng đưa ra những quy tắc xử sự trái chiều nhau. Do vậy, trong những trường hợp Tòa án muốn áp dụng tập quán, nếu tập quán có xung đột hoặc quy định không rõ ràng, hoặc thậm chí, Tòa án không rõ là có tồn tại tập quán điều chỉnh về một vấn đề nào đó hay không, thì sẽ được quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức nào giải thích? Điều này vẫn đang là một khoảng trống pháp lý khiến quy định về áp dụng tập quán trở nên thiếu khả thi.
    Thứ ba, có hiện tượng TAND các cấp né tránh áp dụng tập quán trong hoạt động giải quyết vụ việc dân sự. Điều này bắt nguồn từ ba lý do: i) do cách hiểu về tập quán chưa thống nhất như đã nêu ở trên nên khó xác định đâu là tập quán để áp dụng; ii) do hiệu quả của việc áp dụng tập quán chưa cao. Có công trình nghiên cứu khảo sát ở một số tỉnh miền núi thường xuyên áp dụng phong tục, tập quán đã đưa ra kết luận rằng, có đến một nửa số bản án, quyết định viện dẫn tập quán để giải quyết tranh chấp không được Viện kiểm sát, Toà án cấp phúc thẩm chấp nhận. Ngay đối với các đoàn thể xã hội cũng chỉ chấp nhận, đồng tình với 58,3% các bản án, quyết định có áp dụng tập quán [100]; iii) chúng ta chưa quy định nguyên tắc cấm từ chối giải quyết vụ, việc trong hoạt động của hệ thống cơ quan Tòa án, do vậy, để chọn giải pháp an




    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    * Tài liệu tiếng Việt
    1. Báo Dân tộc và Phát triển - Ủy ban Dân tộc (Chủ trì), Nguyễn Văn Trọng (Chủ nhiệm) (2013), Nghiên cứu đánh giá những tập quán của đồng bào dân tộc miền núi khu vực phía Bắc ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế - xã hội. Một số giải pháp và kiến nghị. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
    2. Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh online (2008), “Ranh giới đất, xác định sao cho đúng?”, ngày 13/3.
    3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
    4. Bộ Tư pháp (1998), Thông tin Khoa học pháp lý, số 5.
    5. Bộ Tư pháp (2000), Dự thảo Tờ trình Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
    6. Trần Bình (2006), Tập quán mưu sinh của các dân tộc thiểu số ở Đông Bắc Việt Nam, Nxb Phương Đông, Hà Nội.
    7. Lê Cảm, Nguyễn Ngọc Chí (đồng chủ biên) (2004), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
    8. Chính phủ (2002), Nghị định số 32/2002/NĐ-CP Quy định việc áp dụng Luật hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số.
    9. Chính phủ Việt Nam - Chương trình phát triển Liên hiệp quốc - Dự án tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam, Đơn vị đầu mối: Vụ hợp tác quốc tế Tòa án nhân dân Tối cao, Nhóm chuyên gia trong nước (2013), Báo cáo nghiên cứu tập quán pháp - thực trạng ở Việt Nam và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng tập quán pháp ở Việt Nam.
    10. Ngô Huy Cương (2009), "Bàn về sửa đổi các quy định chung về hợp đồng của Bộ luật dân sự 2005", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 153.
    11. Ngô Huy Cương (2010), "Cụ thể hóa quan điểm về tập quán pháp theo Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 164-165.
    12. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật Hiến pháp các nước tư bản, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
    13. Đỗ Văn Đại (2009), Luật thừa kế Việt Nam: Bản án và bình luận bản án, Sách chuyên khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    14. Đỗ Văn Đại, Mai Hồng Quỳ (2010), Tư pháp quốc tế Việt Nam, quan hệ dân sự, lao động, thương mại có yếu tố nước ngoài, Nxb Chính trị quốc gia.
    15. Đỗ Văn Đại (2010), Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Sách chuyên khảo, Nxb Chính trị quốc gia.
    16. Bùi Xuân Đính (1985), Lệ làng phép nước, Nxb Pháp lý, Hà Nội.
    17. Bùi Xuân Đính (1998), Hương ước và quản lý làng xã, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    18. Bùi Xuân Đính (2005), Nhà nước và pháp luật thời phong kiến Việt Nam: những suy ngẫm, Nxb Tư pháp.
    19. Nguyễn Thị Bảo Hoa (chủ biên) (2012), Truyền thống và tập quán của các dân tộc thiểu số, Nxb Công ty Cổ phần Dịch vụ Xuất bản Giáo dục Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh.
    20. Mai Hoa (2013), “Góp phường” ở đồng bào Mường Hòa Bình”, Tạp chí Văn hiến điện tử Việt Nam, tháng 3.
    21. Lê Đình Hoan (2006), Luật tục Ê-đê và sự vận dụng trong quản lý Nhà nước ở tỉnh Đăk-Lắc, Luận văn thạc sỹ, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
    22. Lê Đình Hoan (2006), "Sự cần thiết vận dụng luật tục Ê-đê trong quản lý nhà nước ở tỉnh Đăk Lắc", Tạp chí Dân tộc bản điện tử, ngày 24/8.
    23. Nguyễn Thị Hồi (2008), "Các loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 128.
    24. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao (2005), Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 9 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về chứng minh và chứng cứ.
    25. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2006), Quyết định Giám đốc thẩm số 21/2006/DS-GĐT ngày 03-8-2008 về vụ án Tranh chấp về thừa kế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...