Luận Văn Áp dụng Six Sigma tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Áp dụng Six Sigma tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam


    LỜI MỞ ĐẦU
    Một trong những xu hướng quan trọng trong phát triển kinh tế thế giới hiện nay là vai trò của chất lượng được đề cao mạnh mẽ, có quan hệ chặt chẽ với sử dụng tối đa mọi nguồn lực. Trên thế giới có nhiều tổ chức quốc tế và khu vực đưa nội dung của vấn đề quản lý chất lượng vào hoạt động của mình nhằm thúc đẩy các quan hệ hợp tác và phát triển giữa quốc gia với nhau.
    Hội nhập đang tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh. Các doanh nghiệp thuộc mọi quốc gia trên thế giới không còn sự lựa chọn nào khác là chấp nhận cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường trong nước và trên thế giới, các doanh nghiệp phải giải quyết nhiều vấn đề trong đó có một yếu tố then chốt là chất lượng để có thể vượt qua các rào cản đưa hàng hóa vào thị trường . Phấn đấu nâng cao chất lượng và ổn định chất lượng hàng hóa, mà sâu xa đó là nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ, tổ chức quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường là những vấn đề nước ta đang tập trung giải quyết. Đây chính là chìa khóa để nâng cao sức mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp việt nam trước thời hiện đại bây giờ, thách thức của sự hội nhập khu vực và thế giới nhằm đảm bảo một nền sản xuất hiệu quả và phát triển.
    Hiện nay ở Việt Nam công tác quản lý chất lượng đang phát triển cùng các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Sự hòa nhập của chất lượng vào mọi yếu tố từ hoạt động quản lý đến tác nghiệp sẽ là điều phổ biến và tất yếu đối với một tổ chức nào muốn tồn tại và phát triển. Tuy nhiên chất lượng không phải tự nhiên sinh ra cũng không phải là một kết quả ngẩu nhiên mà là kết quả của sự tác động của hàng loạt mọi yếu tố có liên quan chặt chẽ, là kết quả của một quá trình các quá trình đó cũng chính là sự tổng hòa của tất cả các yếu tố: con người, hệ thống quản lý, các phương pháp, các công cụ hổ trợ cho quá trình sản xuất để tạo ra một sản phẩm có chất lượng.
    Một trong những phương pháp giúp nâng cao chất lượng sản phẩm đó là hệ phương pháp six – sigma. Và cũng chính là đề tài mà nhóm chúng tôi đang đảm nhiệm, đây là hệ phương pháp giúp cải tiến qui trình dựa trên thống kê nhằm giảm thiểu tỷ lệ sai xót hay khuyết tật đến mức 3,4 trên một triệu khả năng gây lổi. Để hiểu sâu hơn về hệ phương pháp six – sigma thì sau đây nhóm xin trình bày tổng quan hơn về hệ phương pháp này. Bố cục phần trình bày này gồm 3 phần chính.
    PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ SIX – SIGMA.
    PHẦN II: TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN SIX SIGMA
    PHẦN III: THỰC TRANG NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) ÁP DỤNG SIX SIGMA
    Hy vọng sau khi đọc xong bài đồ án này mọi người sẽ hiểu biết thêm về hệ phương pháp six – sigma và nhất là hiểu thêm một phần là phương pháp six sigma có thể kết hợp với phương pháp khác và đồng thời ứng dụng hệ phương pháp này trong vấn đề kinh doanh của mình, mang lại nhiều kết quả và nhiều thành công hơn cho tổ chức của mình.
    Để hoàn thiện bài đồ án, nhóm đã nhận được sự giúp đỡ của cô giáo : Nguyễn Thị Quỳnh Anh cùng với tất cả các bạn sinh viên trên website qlcl.forumer.com.vn đã cùng nhóm chia sẻ kiến thức về six sigma, tuy nhiên nhóm đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Vì thế mong được tất cả các bạn đọc thông cảm.
    Xin chân thành cảm ơn!
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU i
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC HÌNH ẢNH v
    PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ SIX – SIGMA 1
    1.1 Khái quát six sigma 1
    1.1.1 Định nghĩa six sigma, các chủ đề chính của Six Sigma, các cấp độ của Six Sigma 1
    1.1.1.1 Định nghĩa six sigma 1
    1.1.1.2 Các chủ đề chính của Six Sigma 1
    1.1.1.3 Các cấp độ của Six Sigma 2
    1.1.2 Mục đích của six sigma 3
    1.1.3 Ý nghĩa và lợi ích của six sigma 3
    1.1.3.1 Ý nghĩa: 3
    1.1.3.2 Lợi ích: 4
    1.2 Nguyên tắc của six sigma 5
    1.2.1 Hướng vào khách hàng 5
    1.2.2 Quản trị theo dữ liệu và dữ kiện 5
    1.2.3 Tập trung vào quá trình, quản trị và cải tiến: 6
    1.2.4 Quản trị chủ động 6
    1.2.5 Hợp tác “không biên giới” 6
    1.2.6 Hướng tới sự hoàn thiện, nhưng vẫn cho phép thất bại 6
    1.3 Các triết lý và nội dung cơ bản của Six Sigma 6
    1.3.1 Các triết lý của six sigma: 6
    1.3.2 Nội dung cơ bản như sau: 6
    1.4 Sự khác biệt giữa và kết hợp Six Sigma với các phương pháp khác 8
    1.4.1 Sự khác biệt và kết hợp six sigma và iso 9000 8
    1.4.1.1 Sự khác biệt six sigma và iso 9000 8
    1.4.1.2 Kết hợp Six Sigma với ISO9000 9
    1.4.2 Sự khác biệt và kết hợp six sigma và TQM 9
    1.4.2.1 Sự khác biệt six sigma và TQM 9
    1.4.2.2 Kết hợp Six Sigma với TQM 10
    1.4.3 Sự khác biệt và kết hợp six sigma và lean 10
    1.4.3.1 Sự khác biệt six sigma và lean 10
    1.4.3.2 Kết hợp six sigma và lean 10
    PHẦN II: TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN SIX SIGMA 11
    2.1 Các yếu tố tiên quyết để triển khai thành công Six Sigma 11
    2.1.1 Cam kết của lãnh đạo cấp cao 11
    2.1.2. Câu hỏi đầu tiên trước khi quyết định đuổi theo Six Sigma 11
    2.1.3. Chọn lựa và đào tạo đúng người 11
    2.1.4 Chọn lọc các dự án Six Sigma 11
    2.1.5 Quản lý dự án Six Sigma 12
    2.1.6 Sự tham gia của bộ phận tài chính 12
    2.2 Chi phí cho Six Sigma 13
    2.3 Cách thức áp dụng six sigma và DMAIC 13
    3.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam ( Techcombank) 15
    3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 15
    3.1.2 Quá trình phát triển và kết quả đạt được qua từng năm 16
    3.2 Quá trình về ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam (Techcombank) áp dụng six sigma 18
    3.2.1 Quy trình thực hiện 6 sigma tại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam (Techcombank) 18
    3.2.2 Những kết quả đạt được khi áp dụng six sigma ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam (Techcombank) 20
    3.2.3 Nhận xét 22
    3.3 Rút ra bài học kinh nghiệm 22
    KẾT LUẬN 24
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 25


    DANH MỤC HÌNH ẢNH
    Hình 1. Six Sigma là gì? 7
    Hình 2. Sự kết hợp giữa six sigma với phương pháp khác 15
    Hình 3. Kết hợp Lean six sigma 17
    Hình 4. Các bước thực hiện Six sigma 22
    Hình 5. Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam ( Techcombank) 23
    Hình 6. Đội dự án triển khai theo phương pháp luận (DMAIC) 28
    Hình 7. Buổi Tổng kết dự án Lean - Six Sigma tại Techcombank 30
    Hình 8. Hội thảo quốc gia “Tối ưu hóa nguồn lực và tạo khả năng vượt trội thông qua áp dụng Lean - Six Sigma” ngày 30/3/2011 tại Hà Nội 30
    Hình 9. APO đã trao chứng nhận cho doanh nghiệp điểm tham gia vào chương trình 30
     
Đang tải...