Luận Văn Áp dụng phương pháp trung bình-phương sai trong hoạt động phân tích và quản lý danh mục đầu tư

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu


    Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tài và phát triển của thị trường tài chính là một tất yếu khách quan. Với chức năng quan trọng là dẫn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn nó tác động trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của cá nhân, của các doanh nghiệp, đến hành vi tiêu dùng và tới động thái chung của nền kinh tế. Bởi vậy sự tồn tại của thị trường tài chính là một tất yếu với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán
    Trên thế giới thị trường chứng khoán đã hình thành từ rất lâu và đến nay có sự phát triển mạnh mẽ. Nó đã được thiết lập ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường và có thể nói không một nước nào có nền kinh tế phát triển mà không có sự hoat động của thị trường chứng khoán.
    Nhận thức đươc tầm quan trọng của thị trường chứng khoán, Việt Nam đã chính thức đưa thị trường chứng khoán vào hoạt động với sự khai trương của trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 20/7/2000. Tính đến nay thị trường chứng khoán của Việt Nam đã hoạt động được 9 năm, đã có những bước tiến nhất định. Có những thời điểm chỉ số vnindex lên tới hơn 1000 điểm với hơn hai trăm cổ phiếu của hơn hai trăm công ty cổ phần. Tuy vậy so với những nước phát triển thị trường chứng khoán của VN là một thị trường non trẻ, thiếu kinh nghiêm bởi vậy sự phát triển của thị trường chứng khoán là không ổn định và không thể tránh khỏi tình trạng "bong bóng". Minh chứng cho điều này là sự sụt giảm nhanh chóng của chỉ số vn trong thời điểm gần đây, cùng với nó là hoạt động trên thị trường chứng khoán không còn mạnh mẽ, giá của các cổ phiếu đồng loạt giảm mạnh, các nhà đầu tư thua lỗ điều này đã đặt ra một vấn đề cho hoạt động phân tích và quản lý danh mục đầu. Đây cũng là lý do em chọn đề tài “Áp dụng phương pháp trung bình-phương sai trong hoạt động phân tích và quản lý danh mục đầu tư”. Với việc đưa mô hình toán vào hoạt động phân tích và quản lý danh mục đầu tư em hy vọng phần nào tạo ra hiệu quả trong hoạt động quản lý danh mục đầu tư
    Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hoàng Đình Tuấn đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này.’

    Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của TS. Trần Trọng Nguyên đã hướng dẫn tôi trong quá trình xây dựng đề tài, cac cô chú, anh chị trong phòng Giao dịch của Công ty Cổ Phần Chứng khoán An Thành đã tạo điều kiện cho em trong việc tìm lài liệu và có những đóng ý cho em trong quá trình tiến hành đề tài

    Em xin chân thành cảm ơn!

    Đề tài của em gồm ba phần chia thành ba chương với nội dung như sau:
    Chương I: Tìm hiểu chung về thị trường chứng khoán và hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán
    Chương II: Một số mô hình và phương pháp sử dụng trong hoạt động phân tích và quản lý danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam
    Chương III: Áp dụng phương pháp trung bình - phương sai lập danh mục tối ưu
    Trong quá trình viết chuyên đề do còn thiếu kinh nghiệm nên em không tránh khỏi những sai xót. Em mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn để em hoàn thiện tốt chuyên đề thực tập của mình.



    MỤC LỤC
    Lời mở đầu 1
    Chương I : Tìm hiểu chung về thị trường chứng khoán và hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán 3

    I. Thị trường chứng khoán 3
    1. Thị trường tài chính: 3
    1.1. Khái niệm thị trường tài chính: 3
    1.2. Chức năng của thị trường tài chính: 3
    1.3. Cấu trúc của thị trường tài chính 5
    1.4. Công cụ trên thị trường tài chính 7
    2. Thị trường chứng khoán 10
    2.1 Khái niệm thị trường chứng khoán 10
    2.2. Vị trí và cấu trúc thị trường chứng khoán. 11
    2.3. Các chủ thể trên thị trường chứng khoán 13
    II. Chứng khoán và phân loại chứng khoán 15
    1. Khái niệm chứng khoán 15
    2. Phân loại chứng khoán 16
    III. Phân tích và đẩu tư chứng khoán 19
    1. Khái niệm phân tích và đầu tư chứng khoán: 19
    2. Phân loại đầu tư chứng khoán 19
    3. Phân tích chứng khoán 20
    3.1. Phân tích vĩ mô và thị trường chứng khoán 20
    3.2. Phân tích ngành 21
    3.3. Phân tích công ty 22
    4. Quản lý danh mục đầu tư 24
    4.1 Danh mục đầu tư và đặc trưng của danh mục đầu tư. 24
    4.2 Quản lý danh mục đầu tư 26

    Chương II: Phương pháp phân tích và quản lý danh mục đầu tư 28
    I Phương pháp phân tích trung bình- phương sai 28
    1. Mục tiêu tối ưu lý tưởng 28
    2. Mục tiêu tối ưu Pareto 28
    3. Phương pháp trung bình phương sai 29
    3.1 Xét nhóm tài sản rủi ro 29
    3.2. Xét nhóm tài sản có chứa tài sản phi rủi ro 30
    4. Phân tích mô hình trung bình- phương sai 31
    4.1. Danh mục biên duyên và tập danh mục biên duyên 31
    4.2. Danh mục MVP: 33
    4.3. Danh mục hiệu quả và biên hiệu quả 33
    4.4. Danh mục tiếp tuyến: 33
    II. Đường thị trường vốn, đường thị trường chứng khoán và mô hình chỉ số đơn 34
    1. Đường thị trường vốn CML: 34
    2. Đường thị trường chứng khoán: 35
    3. Mô hình chỉ số đơn 37
    3.1. Các giả thiết mô hình 37
    3.2. Phương pháp ước lượng mô hình 38
    3.3. Kiểm định mô hình: 38
    4. Một số ứng dụng của mô hình chỉ số đơn 39
    4.1. Phân tích rủi ro của tài sản và danh mục 39
    4.2. Ước lượng ma trận hiệp phương sai của lợi suất các tài sản 39
    4.3. Sử dụng thuật toán EGP để xác định danh mục tiếp tuyến 40
    III. Một số chỉ tiêu đánh giá việc thực thi danh mục 41
    1. Tỷ suất lợi nhuận - rủi ro 41
    2. Chỉ số Sharpe: 41
    3. Chỉ số Treynor: 42
    Chương III: Áp dụng phương pháp trung bình - phương sai lập danh mục tối ưu 43
    I. Danh muc cổ phiếu: 43
    1. Dữ liệu sử dụng: 43
    2. Thông tin các công ty: 43
    II. Xây dựng danh mục tiếp tuyến lấy từ 10 cổ phiếu 49
    1. Mô hình Sim 49
    1.1. Mô hình Sim 49
    1.2. Ước lượng mô hình Sim 50
    2. Thuật toán EGB xác định danh mục tiếp tuyến 59
    III. Áp dụng bài toán trung bình phương sai cho danh mục tiếp tuyến 61
    1. Lợi suất và rủi ro: 61
    2. Ma trận hiệp phương sai 62
    3. Một số chỉ số đánh giá hiệu quả của danh mục đầu tư 66
    3.1. Tỷ suất lợi nhuận- rủi ro biên: 66
    3.2. Chỉ số Sharpe: 67
    3.3. Chỉ số Treynor: 67
    3.4. Hệ số α-Jensen 68
    Kết luận: 70
    Danh mục tài liệu tham khảo 71
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...