Chuyên Đề Áp dụng phương pháp quản lý dự án đầu tư đối với dự án của công ty bia Sài Gòn

Thảo luận trong 'Đấu Thầu' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Áp dụng phương pháp quản lý dự án đầu tư đối với dự án của công ty bia Sài Gòn[TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 96%"]CHƯƠNG I - GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH BIA

    I. Sự hình thành và phát triển ngành bia trên Thế giới
    Bia là loại đồ uống có nguồn gốc từ rất lâu đời. Theo các nhà khảo cổ học, dụng cụ nấu bia đầu tiên có nguồn gốc từ người Babilon, được chế tạo từ thế kỷ 37 trước Công nguyên. Sách cổ do một ông vua Arập đã dạy cách làm đồ uống này từ đại mạch.
    Người cổ ở Trung Quốc cũng làm ra thứ đồ uống này từ lúa mì, lúa mạch được gọi là “Kju”. Bia từ đây mới truyền sang Châu Âu đến thế kỷ IX người ta mới bắt đầu hoa Houblon và đến thế kỷ XV thì hao Houblon mới được dùng chính thức để tạo hương vị cho bia. Năm 1516, ở Đức có Luật Tinh khiết, quy định rằng: bia chỉ được sản xuất từ lúa mạch, hoa houblon và nước.
    Năm 1870, người ta bắt đầu dùng máy lạnh trong công nghệ sản xuất bia. Năm 1897, nhà bác học người Pháp đã phát hiện ra nấm men. Từ đó chất lượng bia được nâng lên đáng kể, ngành công nghiệp sản xuất bia đã phát triển mạnh, sản phẩm tạo ra đã thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống con người.
    Ngày nay, nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bia vẫn là malt, hoa Houblon và nước. Ngoài ra còn một số nguyên liệu thay thế như: mỳ, gạo, đường, một số chất phụ gia khác và vật liệu khác.
    Khi đời sống xã hội ngày càng được nâng cao thì nhu cầu tiêu dùng rượu, bia, nước giải khát cũng tăng, lại là ngành có lợi nhuận cao nên trở thành ngành công nghiệp tiêu dùng quan trọng, có mức tăng trưởng cao.
    Do vị thế như vậy, nên mức sản xuất và tiêu dùng trên thế giới khá cao, mức tiêu thụ bia bình quân của thế giới đạt: 22 lít/ người/năm, các nước Đức, Bỉ, Anh, Úc có mức tiêu thụ bình quân từ: 100 – 140 lít/người/năm.
    Châu Á là một trong những khu vực có mức tiêu dùng bia đang tăng nhanh. Trong đó Trung Quốc đang đứng thứ nhì trên thế giới về sản xuất bia (sau Mỹ), với hơn 800 nhà máy bia đạt sản lượng 137 triệu héctôlít vào năm 1993.
    Về chính sách quản lý, các nước trên thế giới như Ấn Độ, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc đều quan tâm đặc biệt đến việc kiểm tra giám sát các hoạt động sản xuất phân phối và tiêu thụ rượu, bia, nước giải khát, vì đây là sản phảm có lợi nhuận cao.

    II- Sự phát triển về ngành bia Việt Nam và Tổng công ty rượu - bia - nước giải khát Việt Nam

    1. Sự phát triển ngành bia Việt Nam
    Sản xuất bia được người Pháp đưa vào nước ta vào cuối thế kỷ 19, chính là Nhà máy Bia Hà Nội và Nhà máy Bia Sài Gòn. Lúc đầu thiết bị rất thô sơ, lao động hoàn toàn thủ công, do hai người Pháp là ông Alfred Hommel ở Hà Nội và ông Victor La Rue ở Sài Gòn lúc đó quản lý.
    Từ những năm 1970 do chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, đời sống của các tầng lớp dân cư có những bước cải thiện quan trọng, lượng khách du lịch, cá nhà kinh doanh đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh, càng thúc đẩy sự phát triển cuả các ngành kinh tế. Do đó chỉ trong thời gian ngắn, ngành Bia Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng, thông qua việc đầu tư khôi phục sản xuất của các nhà máy bia sẵn có, mở rộng đầu tư liên doanh với nước ngoài và xây dựng thêm các nhà máy bia của các địa phương, Trung Ương, tư nhân và cổ phần trên phạm vi khắp cả nước.
    Ngành bia phát triển tạo điều kiện cho các ngành sản xuất khác phát triển như nông nghiệp, giao thông, cơ khí, bao bì ( ngựa, thuỷ tinh, giấy, kim loại ).
    Ngành bia là một ngành thu ngân sách lớn cho Nhà nước. Tính bình quân sản xuất 1 triệu lít bia của công nghiệp quốc doanh Trung ương tích luỹ cho Nhà nước từ 4 – 6 tỷ đồng.
    Ngành bia còn là ngành thu hút nguồn lao động đáng kể, tận dụng các nguồn nội lực sẵn có trong nước và có điều kiện mở rộng ra thị trường thế giới.
    Vì vậy, sản phẩm của ngành chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
    Ngành đã được đầu tư cơ sở vật chất tương đối lớn, nhiều cơ sở có thiết bị, công nghệ hiện đại, tạo ra nhiều sản phẩm có tín nhiệm với người tiêu dùng trong nước hoặc khu vực, như: bia 333, bia Hà Nội, bia Sài Gòn
    Từ chỗ chỉ có 2 nhà máy bia là Sài Gòn và Hà Nội, thì nay cả nước có 469 cơ sở sản xuất với năng lực 1021 triệu lít/năm. Hiện nay bình quân tiêu thụ bia tính theo bình quân đầu người trong 1 năm là 8,5 lít. Với tốc độ tăng trưởng nhanh, đáp ứng về số lượng cũng như chất lượng, dần dần thay thế sản phẩm nhập khẩu và nâng cao gía trị nông sản thực phẩm.

    2. Nhiệm vụ của Tổng công ty:
    Tổng công ty Rượu – Bia – Nước giải khát Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Quyết định số: 1476/QĐ - TCLĐ, ngày 24 tháng 10 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ, Tổng công ty hoạt động theo Quyết định: số 90/TTg, ngày 07/03/1994. Năm 1997, Tổng công ty được xếp là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt.
    Tổng công ty có nhiệm vụ chính sau đây:
    + Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh Rượu – Bia – Nước giải khát theo quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành Rượu – Bia – Nước giải khát của Nhà nước bao gồm: xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, tổ chức vùng nguyên liệu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng vật tư thiết bị, xuất nhập khẩu, liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và quốc tế phù hợp với pháp luật và chính sách của Nhà nước.
    + Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao, bao gồm cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác; nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao, để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và những nhiệm vụ khác được giao.
    + Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân trong Tổng công ty.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...